Phóng to |
Học sinh mua đồ ăn tại căngtin trường - Ảnh: Như Hùng |
Có nên cho con xài tiền sớm?Thực phẩm nguy hại vào căngtin trường học?
Số tiền lớn hay nhỏ không là vấn đề mà chúng ta sẽ sử dụng nó như thế nào mới là điều quan trọng! Việc cho con số tiền lớn hay nhỏ là do mỗi phụ huynh quyết định và cân nhắc. Nhưng nếu phụ huynh cứ thoải mái vô tư cho con tiền mà không hướng dẫn con cách thức sử dụng tiền như thế nào cho hợp lý, không giáo dục con có thái độ trân trọng lao động để có được tiền, sẽ vô hình trung hình thành cho trẻ tính ỷ lại, dựa dẫm và coi thường giá trị lao động.
Người ta thường nói gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận là như vậy. Chính cái suy nghĩ coi thường giá trị đồng tiền (vì dễ dàng có được mỗi khi cần) sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai và số phận của đứa trẻ. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp vì bận công việc mà mỗi buổi sáng trước khi đi làm, phụ huynh đã để sẵn tờ 100.000 đồng trên bàn để con lấy sử dụng mà không có kế hoạch kiểm tra, giám sát và hướng dẫn. Nếu trẻ không có thói quen tiết kiệm từ nhỏ thì khi lớn lên làm ra tiền rất dễ trở thành những người “ném tiền qua cửa sổ”.
Phụ huynh cần là tấm gương sáng để con noi theo, đặc biệt trong việc sử dụng và tiết kiệm tiền. Thông thường, có năm loại quỹ mà mỗi gia đình nên có và cũng nên cho con cái tham gia cùng quản lý: thứ nhất, đó là “quỹ dùng ngay” dành cho các công việc sinh hoạt bình thường (điện, nước, đi chợ...); thứ hai là “quỹ đầu tư” dành cho việc phát triển và hoàn thiện bản thân, cơ sở vật chất, nhà cửa...; thứ ba là “quỹ dự phòng” dùng cho các trường hợp bất ngờ như ma chay, cưới hỏi, bệnh tật; thứ tư là “quỹ tiết kiệm” để sử dụng cho tương lai hoặc để lại cho thế hệ sau; cuối cùng là “quỹ từ thiện” dành cho các hoạt động mang tính nhân đạo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, hoạn nạn...
Việc các bậc phụ huynh cùng con phân chia tỉ lệ và quản lý các nguồn quỹ này một cách phù hợp sẽ giúp con bạn có thể hoạch định việc quản lý tài chính của mình một cách tốt nhất.
“Thái độ của con người trước đồng tiền là thái độ của con người trước cuộc sống”. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm hướng dẫn con cái phương pháp quản lý tài chính ngay từ nhỏ. Đừng quá khắt khe, cũng đừng quá hào phóng, hãy tạo cho con cái một khoảng không gian vừa đủ để có thể vẫy vùng nhằm hoàn thiện chính mình nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của cha mẹ.
Cho không được, không cho không xong Mỗi ngày, tôi cho con gái 25.000 đồng để cháu mang đi học. Đây là khoản tiền cho cháu ăn sáng vào giờ ra chơi của buổi học. Cháu rất mê ăn ngọt, đặc biệt là kẹo. Có lẽ vì thế cháu bị thừa cân. Ngay từ hồi cháu học tiểu học, bác sĩ đã yêu cầu gia đình tôi phải thực hiện chế độ ăn đặc biệt cho cháu để chống béo phì. Năm nay, cháu đã là học sinh lớp 7 nên tôi rất yên tâm khi cho con tiền... Thế rồi, một ngày tôi nghe cô chủ nhiệm gọi điện thông báo rằng con tôi rất hay mang kẹo vào lớp học. Cháu có rất nhiều loại kẹo: từ rẻ tiền đến mắc tiền, từ kẹo có nhãn hiệu đến kẹo không nhãn hiệu... Không chỉ ăn vào giờ chơi mà cháu còn thậm thụt ăn trong giờ học. Không chỉ ăn một mình mà cháu còn chia cho các bạn trong lớp cùng ăn. Hỏi chuyện con, tôi kêu trời khi phát hiện bấy lâu nay con không ăn sáng mà để dành tiền để mua kẹo và uống trà sữa. Thảo nào càng ngày con gái càng béo phì. Nhưng nếu không cho con tiền cũng không được vì chẳng lẽ bắt con nhịn đói từ sáng đến 12g trưa? Nấu đồ ăn sáng ở nhà thì tôi không có thời gian vì 5g tôi đã ra khỏi nhà, chuẩn bị dọn hàng bán ngoài chợ, mà có nấu con gái cũng không kịp ăn (có bữa cháu còn lấy lý do không quen ăn sáng quá sớm) bởi 6g45 cháu đã phải có mặt ở trường để dò bài. Bây giờ tôi không biết phải làm sao? |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận