Phóng to |
TS Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM |
* Nhiều phụ huynh học sinh cho rằng Ban đại diện Hội CMHS thực chất chỉ là “cánh tay nối dài” của ban giám hiệu nhà trường. Ông suy nghĩ như thế nào về nhận định này?
- TS HUỲNH CÔNG MINH: Chuẩn bị cho năm học mới 2007-2008 năm nay, Sở GD-ĐT đã tổ chức hội nghị đại biểu CMHS các nhà trường. Theo đó, ban đại diện CMHS được đại diện CMHS đầu năm bầu ra theo nguyên tắc công khai và dân chủ với kế hoạch hoạt động do đại hội xây dựng.
Với việc củng cố như vậy, mục tiêu hàng đầu năm nay là kiên quyết chống tình trạng Ban đại diện Hội CMHS thiếu thực chất. Hoạt động của Hội CMHS trong nhà trường hàng năm sẽ do Đại hội CMHS đầu năm đề ra yêu cầu và biện pháp thực hiện. Hoạt động của CMHS không phải do hiệu trưởng đề ra nên không thể chấp nhận tình trạng trường có yêu cầu gì thì CMHS phải đáp ứng yêu cầu đó.
* Đầu năm học PHHS phải đóng nhiều khoản, trong đó có khoản phí của Hội PHHS của trường, của lớp; có nơi, hội phí của lớp lên đến 200.000 đồng/học kỳ. Trên cương vị lãnh đạo ngành, ông thấy có nên tồn tại quỹ trường hay không?
* Khi PHHS thấy trường hay Ban đại diện Hội CMHS lạm thu, PHHS có thể phản ánh bức xúc của mình ở đâu? - Trong kế hoạch chấn chỉnh hoạt động của CMHS trong nhà trường năm nay, Sở GD-ĐT phân công cho ban công tác chính trị tư tưởng của ngành phụ trách hướng dẫn, kiểm tra do một phó giám đốc phụ trách. Đi đôi với các hoạt động hướng dẫn chỉ đạo, Sở GD-ĐT phân công thanh tra của ngành phải tập trung theo dõi, giám sát hoạt động Hội CMHS ở các nhà trường. Như vậy, mọi phản ánh về hoạt động CMHS, nếu có, xin mời liên hệ với Thanh tra và Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM qua số điện thoại: (08) 8223358. |
* Khi vận động PHHS đóng góp, Ban đại diện Hội CMHS thường khẳng định “dựa trên tinh thần tự nguyện”. Tuy nhiên, nhiều PHHS phản ánh “tự nguyện nhưng không có quyền lựa chọn”, giống như sự cưỡng ép, bắt buộc. Theo ông, thực tế này phải chăng do Ban đại diện hội (chi hội) CMHS phổ biến chưa rõ hay tại PHHS… cả nể?
- Nếu đơn vị nào có sự bất đồng giữa ban đại diện và CMHS thì ở đó có thể có một trong 2 trường hợp xảy ra và thậm chí cả hai. Trong việc chấn chỉnh hoạt động Hội CMHS năm nay, chúng tôi cũng nhấn mạnh vấn đề này. Đó là sự thông tin đầy đủ, tôn trọng, dân chủ cao độ. Khi vận động đóng góp phải hiểu rằng trong thực tế hiện nay đang còn không ít gia đình phải vất vả lắm mới cho con em đến trường, thậm chí không có tiền đi chợ để lo cho bữa cơm gia đình.
* Trở lại trường hợp vận động mua máy chấm thi trắc nghiệm ở THPT Lê Quý Đôn với kinh phí lên 150 triệu đồng, nhiều PHHS cho rằng máy là công cụ cần thiết của quá trình dạy học phải được ngân sách đầu tư. Ngân sách của ngành có kế hoạch hỗ trợ các trường mua máy?
- Thực ra, nếu Nhà nước có điều kiện đầu tư toàn bộ cho nhà trường là tốt nhất. Nhưng thực tế hiện nay Nhà nước chỉ cố gắng đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của nhà trường. Máy chấm thi trắc nghiệm không nằm trong danh mục thiết bị tối thiểu của nhà trường.
* Điệp khúc “đầu năm học lại nghe tiền trường”, ngành GD-ĐT có giải pháp gì để hiện tượng trên không còn?
- Cách làm tốt nhất là phải miễn phí hoàn toàn trong các nhà trường. Nếu phải thu phí thì thu đúng nguyên tắc không được lạm thu. Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo ngay từ đầu tháng 8 về vấn đề thu phí năm học mới vẫn giữ như cũ, không tăng.
Chúng tôi đã có hội nghị đại biểu CMHS để chấn chỉnh hoạt động tại các nhà trường. Hy vọng được sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội và CMHS các nhà trường để “điệp khúc tiền trường” không còn là nỗi bức xúc của CMHS.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận