12/10/2013 02:33 GMT+7

Cảm thông với nỗi khổ thầy - trò

TTO
TTO

TT - Bên cạnh những dòng tâm sự tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, trong tuần qua câu chuyện giáo dục lại một lần nữa thu hút được nhiều ý kiến phản hồi trên Tuổi Trẻ Online (TTO - tuoitre).

Trong ba bài được phản hồi nhiều nhất trên TTO trong tuần qua, có đến hai bài liên quan đến giáo dục là: Sở GD-ĐT TP.HCM: “Học từ 6g45 để phù hợp với giờ làm việc”, “Vật lộn với việc không tên, giáo viên khổ quá sức”...

Sau khi đăng ý kiến “Học từ 6g45 để phù hợp với giờ làm việc” của bà Trần Thị Kim Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng việc trẻ thiếu ngủ là do thức khuya, TTO tiếp tục đưa thăm dò với câu hỏi gợi ý: “Bạn có đồng ý với quan điểm của Sở GD-ĐT TP.HCM về trách nhiệm chính trong việc thiếu ngủ của con em là do gia đình đang tạo thói quen cho trẻ ngủ trễ? Theo bạn, khung giờ học nào là phù hợp tại TP.HCM? Nếu có kiến nghị điều chỉnh giờ học, bạn sẽ điều chỉnh theo hướng nào? Ngoài ra, theo bạn, cần khắc phục những vấn đề nào nữa để con, em chúng ta ngủ đủ giấc?

Bạn đọc đã có sự tranh luận sôi nổi. Không đồng tình với nhận định của bà Thanh, bạn đọc Liêm Đỗ viết: “Đâu phải ai cũng muốn thức khuya, tôi thắc mắc tại sao lại nói thức khuya để xem phim, chơi game... mà không thấy nhắc đến việc thức khuya để học bài, để làm bài...”.

Ở luồng ý kiến trung dung hơn, bạn đọc nick name Anhtuong.dinh phân tích: “Ngoài các lý do nêu trên, theo tôi, còn có các lý do quan trọng nữa mà cả gia đình và nhà trường cần xem xét lại. Thứ nhất, việc trẻ có thời gian ngủ trưa ở trường khá nhiều (hơn 1 giờ 30 phút) cũng làm trẻ không thể ngủ sớm vào buổi tối. Thứ hai, nói là không chấm điểm nhưng áp lực bài vở về nhà không có giảm. Thứ ba, cha mẹ bắt trẻ học thêm quá nhiều. Về giờ học, theo tôi, quy định như hiện tại là phù hợp, không nên học sớm hơn và cũng đừng trễ hơn...”.

Bên cạnh việc hô hào “bảo vệ giấc ngủ cho trẻ em”, câu chuyện sự quá tải của người thầy khi phải làm quá nhiều việc không tên cũng được bạn đọc đồng cảm và gửi ý kiến chia sẻ.

Bạn đọc có nick name vinh (vinh.onho@...) viết: “Tôi cũng là giáo viên, cũng làm những loại sổ sách hay kế hoạch này, vừa tốn thời gian mà hiệu quả thì rất ít. Bộ GD-ĐT cứ hô hào giảm tải kiến thức cho học sinh, còn giáo viên đang bị quá tải. Cũng cần giảm bớt các loại sổ hay các loại kế hoạch”. Bạn đọc Thanh Thanh than thở: “Mình đi dạy đã sáu năm rồi, thật sự khi dành thời gian để soạn giáo án giảng dạy, phương pháp mới kích thích suy nghĩ của học sinh tuy mất thời gian nhưng mình không ngại. Mình chỉ ngại chép sổ, nhất là sổ điểm, sổ báo giảng, sổ đầu bài... các loại báo cáo. Thời buổi công nghệ thông tin người ta cũng đã làm ra các phần mềm để hỗ trợ các công việc này. Vậy mà chúng tôi phải làm mấy công việc đó theo cách thủ công giống cách đây mấy chục năm. Vậy mà luôn luôn hô hào “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”, mình thấy hình thức quá.”

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    \u0110\u1ea1i t\u01b0\u1edbng V\u00f5 Nguy\u00ean Gi\u00e1p ra \u0111i, trong tu\u1ea7n qua c\u00e2u chuy\u1ec7n gi\u00e1o d\u1ee5c l\u1ea1i m\u1ed9t l\u1ea7n n\u1eefa thu h\u00fat \u0111\u01b0\u1ee3c nhi\u1ec1u \u00fd ki\u1ebfn ph\u1ea3n h\u1ed3i tr\u00ean Tu\u1ed5i Tr\u1ebb Online (TTO - tuoitre)." />