Đó là những ý kiến bạn đọc gửi về TTO chia sẻ những điều bất hợp lý đối với giáo viên hiện nay. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến.
Khi giáo viên phải làm tới 24 loại sổ sáchTrăm dâu đổ đầu... giáo viênGiáo viên quá tải với nhiều việc "không tên"?
Phóng to |
Hãy để giáo viên có thời gian nghiên cứu, đừng bắt họ phải vật lộn với đủ loại sổ sách như hiện nay |
* Nếu giáo viên có thêm một chức nho nhỏ nữa, chẳng hạn nhóm trưởng thì có sổ thông bài, sổ họp nhóm, kế hoạch nhóm ... Nếu dạy nâng cao cho học sinh lại phát sinh giáo án tăng tiết, giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo án tự chọn... Còn dạy cho học sinh yếu kém lại có giáo án phụ đạo, giáo án nâng kém... Thức đêm làm sổ sách là chuyện thường ngày của giáo viên. Thời gian đâu mà nghiên cứu khoa học chuyên sâu.
BINH BINH daobinhkhoilua@...
* Tại sao phải bắt buộc đủ loại sổ sách như vậy? Nó có tác dụng gì cho nâng cao chất lượng, rèn luyện được điều gì cho học sinh? Ở trường tôi thoáng hơn. Là giáo viên bộ môn có giáo án theo khối về môn mình dạy, sổ điểm cá nhân, kế hoạch cá nhân lồng ghép báo giảng, sổ họp, sổ dự giờ. Chỉ có thế mà tôi còn thấy ngán loại sổ kế hoạch cá nhân, vì nó không có tác dụng gì cho hiệu quả công việc, trái lại còn mất thời gian ghi chép cho đầy sổ. Còn hàng loạt đợt tập huấn này nọ mà cuối cùng về trường không ai áp dụng được vì nó không khả thi. Hãy tính làm sao để hiệu quả nhất, đừng bắt giáo viên suốt ngày phải vật lộn với những việc không tên.
CÔNG THÀNH
* Cứ nhìn vào đống sổ sách mà giáo viên phải làm là biết ngay được thủ tục hành chính ở Việt Nam như thế nào và giáo dục Việt Nam tụt hậu như thế nào. Nghĩ mà buồn cho một đời làm giáo viên. Sao mà người ta nghĩ ra nhiều thứ để hành nhau đến thế.
NGUYỄN THÀNH LONG
* Có thể nói ai lỡ đi vào nghề giáo mới thấy mình thiệt thòi hơn những ngành nghề khác. Những ngành nghề khác mỗi năm được nghỉ 52 thứ bảy và từ 10 đến 16 ngày phép. Như vậy mỗi người được nghỉ trên 60 ngày một năm. Người giáo viên mỗi năm trên danh nghĩa có 2 tháng hè chứ thực ra thời gian coi thi, chấm thi, học chính trị đã mất trên dưới 10 ngày. Bây giờ các trường đều phải đi học từ giữa tháng 8 chứ không phải đầu tháng 9 nữa. Như vậy mỗi năm giáo viên chỉ được nghỉ khoảng 30 ngày.
Giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông không được nghỉ thứ 7. Trong năm lại có những hoạt động vào ngày chủ nhật mà giáo viên không được vắng mặt. Ngày lễ nào rơi vào thứ bảy thì giáo viên không được nghỉ bù vào thứ hai.
Các cơ quan khác đi làm về tới nhà là hết việc, được nghỉ ngơi, giải trí thoải mái. Giáo viên về tới nhà ngoài việc chấm bài kiểm tra lại bù đầu vào hồ sơ sổ sách. Có những địa phương không cho giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính mà buộc phải chép tay. Bao nhiêu thời gian đổ hết vào hồ sơ sổ sách thì lúc nào nghiên cứu, đọc tài liệu tham khảo để nâng cao chuyên môn?
Nhiều giáo viên (nhất là các giáo viên trẻ) vẫn chưa đủ sống bằng lương. Ngoài giờ dạy học chính thức trên lớp, giáo viên phải tìm mọi cách để tăng thêm thu nhập, rồi lại vùi đầu vào đống hồ sơ sổ sách, không có nhiều thời gian để đầu tư cho bài dạy. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ giải thích vì sao ngành giáo dục nước ta chậm phát triển.
NGUYỄN ANH DÂN
* Dù là giáo viên ở cấp học nào thì cũng chỉ cần 3-4 loại sổ chính: giáo án(có lịch báo giảng), sổ điểm, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm (nếu làm chủ nhiệm) là đủ.
NGỌC SANG
* Bản thân tôi là hiệu phó một trường THCS, cũng rất bức xúc vì những chuyện này, nhưng nói thật cũng không thay đổi được gì. Riêng tháng 8-2012 tôi đếm sổ hội họp các loại là 16 lần, là hiệu phó tôi góp ý nhưng hiệu trưởng cũng không nghe huống gì là giáo viên. Rồi kế hoạch một năm không nhớ đã làm bao nhiêu loại kế hoạch, kế hoạch chuyên môn.
Đi kèm kế hoạch là báo cáo, tôi thấy các nội dung thì na ná nhau, copy trên mạng về, tốn không biết bao nhiêu giấy tờ, tiền của. Đề nghị bộ GD-ĐT nên quy định cứng từ trên xuống dưới cho giáo viên nhờ.
TRẦN NGỌC
* Là giáo viên bậc tiểu học, trường tôi lại đang trong quá trình xét chuẩn quốc gia nên không chỉ các loại sổ hiện tại còn phải làm lại rất nhiều sổ của các năm trước, và hầu như phải viết tay hoàn toàn. Nhiều lúc phải nói là khá bực mình vì ngoài giờ dạy còn phải ôm cả đống sổ sách rồi còn phải "chạy" phong trào nữa.
Là phụ nữ, đi dạy thật ra ngoài mục đích cao cả trồng người thì cũng để kiếm tiền lo cho gia đình nhỏ bé của mình. Cứ mỗi đợt kiểm tra là phải "vác" cả đống sổ, về nhà cũng chỉ chăm chăm vào đống sổ ấy, chẳng có mấy thời gian cho gia đình nữa. Thật mệt mỏi.
MỘT GIÁO VIÊN
TTO
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận