25/04/2009 09:44 GMT+7

Cảm ơn bài giảng Lọ lem

Nguyễn Trung Việt
Nguyễn Trung Việt

TTO - Ai đi qua tuổi thơ cũng một lần biết câu chuyện về cô bé Lọ Lem của Pháp hay nàng Tấm Việt Nam. Thế nhưng khi đọc bài giảng của một thầy giáo về câu chuyện Cô bé Lọ Lem trong bài "Các em giỏi quá!" thì ai cũng ngỡ ngàng, và thốt lên "Tuyệt vời". Và những người lớn bỗng mơ một điều ước: Giá như mình đã được học những bài học tuyệt vời như vậy; Giá như con em mình sẽ được học những thầy cô giáo tuyệt vời như vậy...

4lUirh8K.jpgPhóng to

* Tôi ước gì có một vị giáo viên nào ở Việt Nam chúng ta có thể tâm huyết với việc giáo dục học sinh thông qua những bài học tuyệt vời đến vậy. Thật sự tôi rất thán phục cách dẫn dắt vấn đề của vị giáo viên này.

Tôi nghĩ rằng hầu như đa số chúng ta đều ít nhiều cũng đều biết về câu chuyện Cô bé lọ lem. Tôi lúc nhỏ cũng rất say mê những câu chuyện cổ tích mà kết thúc có hậu. Và từ nhỏ tới giờ (hiện tại tôi đã 26 tuổi) tôi cũng đã không ít lần nghe kể, đọc truyện và xem phim hoạt hình, phim do các diễn viên nổi tiếng đóng về Cô bé Lọ lem nhưng hôm nay khi đọc bài viết này tôi thât sự bừng tỉnh, suy nghĩ và nhận ra được nhiều điểu rất hay, rất bổ ích và thật sự thấm thía đến vậy.

Trước nay hình như là tôi và các bạn, những ai đã từng đọc , nghe và xem câu chuyện này chỉ quan tâm đến nhân vật chính là Cô bé Lọ lem, quan tâm đến kết thúc của câu chuyện sẽ như thế nào, rồi Cô bé Lọ lem có gặp được hoàng tử không... mà quên đi những nhân vật khác trong câu chuyện: Bà mẹ kế, chú chó, chuột ... Vị thầy giáo này đã cho chúng ta thấy rằng dù trong câu chuyện , bà mẹ kế thật là đáng ghét nhưng bà ấy làm như vậy là vì điều gì? Cũng là vì tình thương của người mẹ dành cho con mình, mong muốn con mình được hạnh phúc..

Nàng Lọ lem nếu không tự mình thương yêu bản thân mình, không tự mình đấu tranh cho mình thì cho dù có thêm một, hai hoặc nhiều bà tiên nữa đến giúp thì kết cục của câu chuyện không thể nào như chúng ta đã biết. Và điều cuối cùng nữa: ai cũng có thể phạm sai lầm, ngay cả tác giả của câu chuyện này.

Hãy xem cách mà vị giáo viên này chỉ cho học sinh mình cách nhìn nhận, đón nhận sai lầm như thế nào. Thật nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Không chỉ vậy, thầy giáo không đào sâu vào sai lầm của người khác để chê bai hay co ý gì khác, mà ông đã chỉ cho học sinh của mình thấy rằng "sai chẳng có gì đáng sợ cả" và truyền cho các em niềm tin vào bản thân mình.

Riêng tôi , tôi sẽ xem bài viết này như một cách mà tôi sẽ phải học hỏi thật thấm nhuần để tôi có thể giáo dục con mình. Và không chỉ vậy, đây còn là bài học cho chính bản thân tôi nữa các bạn ạ.

* Tôi chỉ có vài phút để xem qua bài viết này, nhưng tôi thật sự rất ấn tượng. Điều làm tôi thích thú là cách dạy học của người giáo viên trong câu chuyện. Tôi nghĩ đó là một cách dạy hay đáng để học tập và phổ biến. Cách dạy này vừa tạo cho trẻ cơ hội để đọc, để hiểu và tự trẻ phát huy khả năng tư duy, suy luận và nêu ý kiến. Hy vọng rằng những người làm công tác giáo dục sẽ quan tâm đến những phương pháp giảng dạy thú vị và có hiệu quả như vậy.

* Gấu Bông đọc câu chuyện này thấy dễ thương lắm. Người thầy rất khôn khéo và linh hoạt trong cách kể chuyện và cả cái cách truyền thông điệp cho chính học trò của mình về những điều trong cuộc sống. Chúng ta thường nghĩ đó là một câu chuyện cổ tích quen thuộc nhưng nhìn lại và suy nghĩ sẽ học được nhiều điều lắm chứ. Cám ơn.

* Đây thật sự là một câu chuyện mang tính nhân văn. Vị thầy giáo trong câu chuyện không chỉ dạy cho học sinh một câu chuyện, mà còn hơn hết, là một cách sống, cách yêu thương, cách thông cảm và tha thứ. Ước gì khi tôi còn đi học, tôi được học những người thầy/cô như thế này (hơn hết là được học trong một nền giáo dục mang tính thực tiễn và nhân văn). Mong rằng, điều tôi mong ước sẽ thành hiện thực với các thế hệ sau này.

* Hãy nói rằng giáo án, bài giảng như thế mới la thầy giáo giỏi. Đấy là đổi mới phương pháp giảng dạy, chứ không có gì cao siêu cả. Hoan hô báo Tuổi Trẻ đã có công sưu tầm và đưa lên báo những bài giảng như vậy. Đừng ca cẩm nữa, đừng đổ lỗi cho ai cả, cứ có nhiều bài báo như vậy là đóng góp cho giáo dục đấy.

* Hay quá! Bài viết hay tuyệt, có tác dụng giáo dục rất tốt đối với học sinh. Nhất định tôi sẽ in về để thử dạy con (con trai tôi chưa tròn 7 tuổi, nhưng rất mê truyện cổ tích và có khả năng tiếp thu cách giáo dục dạng này, chắc chắn bé sẽ hiểu). Cảm ơn báo Tuổi Trẻ và người lựơc dịch đã cung cấp cho mẹ con tôi một bài học hay từ câu chuyện cổ tích quen thuộc và nhiều người yêu thích.

* Đọc xong đọan văn trên tôi thấy rất hay và có ý nghĩa giáo dục tuyệt vời, tôi in ngay về để cho con mình đọc, nó còn bổ ích hơn bao nhiêu lời răn dạy hàng ngày của mình đối với con trẻ. Đồng thời nó giúp cho con người có bản lĩnh và nghị lực để quyết định tương lai cũng như số phận của mình. Đề nghị tòa soạn nên đưa nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục như thế để mọi người cùng tham khảo và lấy đó làm bài học cho gia đình mình. Xin trân trọng cảm ơn.

* Đây thực sự là một câu chuyện mang đầy ý nghĩa. Tôi nghĩ rằng mình cần phải học hỏi thêm rất nhiều điều, ngay cả từ những ý nghĩ của những đứa trẻ, sau khi đọc câu chuyện này. Cám ơn tòa soạn đã mang một câu chuyện tuyệt vời đến như thế với mọi người.

* Thực sự cảm ơn tòa sọan và nhất là tác giả đã dịch và gửi đến bạn đọc bài viết này. Câu chuyện Cô bé Lọ lem tôi đã biết từ rất lâu, nhưng cũng có những điều từ rất lâu mà tôi chưa nhận ra nếu không đọc được bài viết này. Câu chuyện thực sự rất hay và ý nghĩa. Một lần nữa cảm ơn tác giả cùng tòa soạn. Chúc mọi người một ngày tốt lành.

Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có.

* Cảm ơn tác giả Huy Đường đã cho tôi một kinh nghiệm giáo dục tuyệt vời! Tôi dùng từ "tuyệt vời" bởi giờ học nhuần nhuyễn, hợp lí và sâu sắc quá. Người thầy quá giỏi. Thầy giỏi bởi thầy biết đặt những câu hỏi dễ hiểu, gần gũi với tâm lí lứa tuổi của học trò, từ đó thầy dẫn học sinh đi vào câu chuyện cổ tích lung linh, huyền ảo, xa xôi nhưng các em không hề choáng ngợp mà ngược lại, các em đã hiểu vấn đề, hiểu nội dung câu chuyện sâu sắc.

Chính vì thầy giỏi nên những học sinh của lớp học giỏi. Đó là phương pháp dạy học tích cực mà tôi học được một cách dễ hiểu qua bài báo này. Từ bài báo này tôi hiểu rằng: phương pháp dạy tích cực thể hiện việc đặt câu hỏi của người thầy. Thầy hỏi để trò dám nói, thầy dẫn dắt, xâu chuỗi các vấn đề đã hỏi lại với nhau để học sinh nắm được nội dung văn bản... Điều mà tôi đã rất cần và đã đi tìm cho mình phương pháp dạy học tích cực như Bộ Giáo dục đã đề ra từ 6 năm nay mà vẫn chưa xác định được! Xin cảm ơn!

* Tôi cũng như tất cả các bậc cha mẹ đều có một điều ước,giá như mọi người Thầy đều có một kiến thức uyên thâm như thế, một trái tim, một tâm hồn như thế. Con em chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao. Giá như các giờ văn đều thế thì các em sẽ thực sự yêu thích môn văn, con em chúng ta thực sự sẽ thực sự học được những điều nhân văn của cuộc sống.

Bài học mà Thầy đã chỉ ra "Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có". Tôi cũng có một bài học cho chính mình, nếu như con chúng ta chưa có được cơ hội đó, thì không ai có thể ngăn tôi cho con mình cơ hội như thế, và tôi sẽ kể cho con nghe những chuyện cổ tích,và tôi sẽ làm như người Thầy đó. Cảm ơn tòa soạn với bài dịch thật tuyệt vời!

* Cám ơn toà soạn báo TT đã đăng một bài giảng về phương pháp giáo dục hay như thế. Tôi đã qua thời đi học lâu rồi, câu chuyện Cô bé Lọ lem tôi cũng đã học qua, đã kể cho con nghe nhưng quả thật chưa bao giờ tôi có những câu hỏi gợi ý hay như của thầy giáo. Thật ngắn gọn thầy giáo đã giảng về những điều thật cần thiết của bài giảng và liên hệ thực tế một cách mềm dẻo, thực tế mà nhớ lâu. Để làm được như vậy rõ ràng người thầy giáo phải có tâm, có kiến thức và có phải trăn trở suy nghĩ về bài dạy của mình rất nhiều.

Trời ơi, tôi cầu mong nmột ngàn lần cho con tôi, cho con em của chúng ta được học những thầy giáo như thế . Đừng hô hào gì nhiều, đừng áp đặt học sinh một cách máy móc, bắt học thuộc lòng từng chữ những bài văn khi các em chưa thật sự hiểu , chưa thấy thích mà hãy làm như thầy giáo ấy, dạy thật hay vào thì môn Văn (và các môn khác) sẽ không bao giờ là nỗi ám ảnh của nhiều học trò.

* Cảm ơn tác giả của bài viết đã cho tôi được đọc một bài viết hay, đầy tính nhân văn. Đọc xong tôi ước sao con cái mình cũng được học những người thầy như vậy. Tôi cũng đã tham gia nhiều tiết dạy giỏi của các thầy cô nhưng chưa thấy thực sự ấn tượng như cách dạy của người thầy giáo trong bài viết này.

Cách giáo dục, dẫn dắt của người thầy giáo thật nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả, nó làm cho học sinh tiếp thu dễ dàng, làm cho chúng dễ nhớ và cảm thấy hứng thú với bài học, qua cách dạy của thầy giáo các em cũng tự rút ra nhiều bài học bổ ích cho mình: Bài học về cách đánh giá một người tốt hay xấu, bài học về sự yêu thương chia sẻ với người khác, bài học về tinh thần vươn lên trong cuộc sống để đạt được những điều mình mơ ước và bài học về sự tha thứ. Tôi mong báo Tuổi Trẻ có nhiều bài viết hay như thế này để độc giả có cơ hội thưởng thức và đúc kết kinh nghiệm trong việc giáo dục con trẻ.

* Ai cũng từng có tuổi thơ, cũng từng mơ mình là cô bé Lọ Lem. Nhưng tôi thật sự bất ngờ trước khả năng phân tích vấn đề của vị thầy giáo kia. Ai cũng từng đọc truyện Cô bé lọ lem ít nhất một lần, nhưng có ai đã sẽ rút ra những bài học quí báu như người thầy đưa ra cho học sinh mình thấy chưa. Chính những người thầy như vậy mới giúp học sinh sáng tạo, không đi vào những vấn đề rập khuôn,sáo rỗng. Đây chính là đổi mới trong giáo dục. Điều mà giáo dục VN nói rất nhiều, nhưng làm chưa được bao nhiêu. Đặt một câu hỏi đã khó, đặt một câu hỏi hay mang tính dẫn dắt và lồng vào đó một triết lí sống, để dạy học sinh.Tôi đã qua tuổi học sinh nhưng vẫn thấy mình lớn hơn khi đọc bài báo này. Chân thành cảm ơn!

Nguyễn Trung Việt
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên