![]() |
Người ta thường nghĩ rằng chỉ có việc đánh bắt cá một cách chuyên nghiệp mới gây nên những mối nguy hiểm lớn cho san hô, nhưng theo một nhóm các nhà khoa học của Anh thì ngay cả việc đánh bắt cá hàng ngày cũng có những ảnh hưởng đến những đá ngầm gần đảo Fiiian ở Thái Bình Dương.
Cho đến nay, những rạn san hô ngầm vẫn được cho là sẽ phục hồi nhanh trước những ảnh hưởng của những ngư phủ khi họ sử dụng những phương pháp đánh bắt cá truyền thống như bằng cách xiên, câu bằng lưỡi câu hoặc đánh lưới. Nhưng theo nghiên cứu này thì không chỉ những trường hợp này mà ngay cả việc đánh bắt cá ở mức độ thấp hơn cũng gây nên mất cân bằng hệ sinh thái.
Theo đó, nhóm nghiên cứu này đã tiến hành nghiên cứu những san hô ngầm gần 13 đảo Fijian trong vòng hai năm. Họ đã theo dõi số lượng sao biển có gai nhọn phá hủy san hô và tìm thấy rằng việc đánh bắt những động vật ăn sao biển với cường độ mạnh làm cho sao biển tăng lên và hủy diệt san hô.
Trong một vùng bị đánh bắt nhiều, các nhà khoa học đã thấy rằng khi những động vật ăn sao biển bị hủy diệt gần 2/3 thì số lượng của sao biển từ 10/km đã "nhảy" lên đến hàng trăm/km và theo đó san hô cũng bị hủy diệt khoảng 1/3.
Tuy nhiên các nhà khoa học cũng cho rằng những rạn san hô có cấu trúc cứng được tạo thành từ đá vôi có thể chống đỡ được 25% sự hủy hoại của các loài sinh vật biển, nhưng điều này cũng gây nên cuộc tranh luận vì ngoài việc đánh bắt cũng còn có nhiều nhân tố khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận