Những người chạy bộ quá sức thường gặp chấn thương quá tải. Ảnh: Mamashealth.com |
“Điều này là dấu hiệu của việc bạn đang dính chấn thương quá tải. Chấn thương quá tải là những tổn hại xảy đến cho xương, cơ, dây chằng, gân và lặp đi lặp lại. Nguyên nhân xuất phát từ cường độ tập luyện quá nhiều và bạn không có đủ thời gian để hồi phục chấn thương. Chấn thương quá tải rất thường thấy ở các VĐV. Ngoài ra, nó cũng thường xảy đến với những người béo phì đang muốn giảm cân. Sức ép từ việc cần giảm cân thần tốc khiến họ tập luyện quá đà. Từ một cuộc sống chây lười ít vận động nay lại tập luyện quá nhiều, sự thay đổi đột ngột này khiến cơ thể bị quá tải.
Một số triệu chứng đau thường thấy của chấn thương quá tải là đau khuỷu tay với người chơi quần vợt, bóng bàn; đau vùng vai với người bơi lội; đứt dây chằng ở vùng gót chân gây ra việc đi khập khiễng với những người chạy bộ; đau lưng do uốn gập lưng với cường độ cao ở những người tập thể hình, thể dục dụng cụ và trượt ván; bệnh đau ở gân bánh chè (Sinding-Larsen-Johansson) với trẻ em đang tuổi dậy thì.
Để hạn chế chấn thương quá tải, điều bạn luôn phải ghi nhớ là nên kiên nhẫn đến lúc hồi phục những chấn thương cũ hoàn toàn rồi mới có thể tập luyện trở lại. Bên cạnh đó, những người bị béo phì cần biết một số điều sau để tránh chấn thương quá tải:
- Mua giày thích hợp: đi nhiều chân sẽ càng sưng to và giày không hợp kích cỡ chân thường xuyên gây nên chấn thương quanh các khớp bàn chân. Mẹo được đưa ra là nên mua giày vào buổi chiều tối, thời điểm chân bắt đầu phình to ra so với buổi sáng.
- Nguyên tắc 10% theo cường độ tập mỗi tuần: bạn nên tăng cường độ vận động từ từ, lý tưởng nhất là tăng 10% sau mỗi tuần. Ví dụ: tuần này bạn chạy bộ 2km/ngày, đến tuần sau chỉ nên tăng lên 2,2km/ngày.
- Luôn phải giữ đủ các bài tập làm nóng trước khi tập, hạ nhiệt sau khi tập và đặc biệt là không được để thiếu nước”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận