Theo đó, xe đạp điện là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất (khi vận hành bằng động cơ điện) không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không nặng hơn 40 kg.
Xe vận hành bằng động cơ điện là loại xe vận hành được bằng động cơ điện mà không cần sử dụng cơ cấu đạp chân.
Xe trợ lực điện là loại xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện. Khi dừng đạp chân thì động cơ điện cũng dừng hoạt động.
Xe đạp điện có yên rời và yên liền |
Để nhận biết, phân loại nhanh xe đạp điện bằng mắt thường, cần căn cứ các đặc điểm sau: a- Có bàn đạp; b- Xe phải vận hành được bằng cách sử dụng cơ cấu đạp chân (có hệ thống, cơ cấu dẫn động lực từ bàn đạp đến bánh xe).
Các đặc điểm để nhận biết, phân loại nhanh xe đạp điện bằng mắt thường nêu trên chỉ sử dụng cho mục đích nhận biết, phân loại nhanh các xe lưu thông trên thị trường, lưu thông trên đường; không áp dụng trong kiểm tra, chứng nhận xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Các loại xe điện hai bánh không có các đặc điểm nêu trên sẽ thuộc loại mô tô điện hoặc xe máy điện.
Bên cạnh đó, khung xe phải đáp ứng các yêu cầu sau: chắc chắn, không có vết rạn nứt, phải được sơn phủ và lớp sơn của khung xe phải bám chắc, không phồng rộp, bong tróc; khung xe phải có đóng số khung. Số khung phải được đóng tại vị trí dễ quan sát và khó bị phá hủy bởi tác động bên ngoài; các ký tự của số khung phải rõ ràng, không được đục sửa, tẩy xóa; nội dung số khung phải theo quy định của nhà sản xuất.
Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chuẩn này trong kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận