04/11/2016 15:27 GMT+7

​Cách nhận biết măng tươi, an toàn

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Vàng O là gì? Chất này có thể gây ra những độc hại gì cho cơ thể? Làm thế nào để nhận biết măng có tẩm hóa chất?

Vàng O (Auramine O): Là chất bột tinh thể hình kim, màu vàng, có nhân vòng phenol, dễ tan trong nước và cồn, được nhập khẩu từ nước ngoài. Chất này thường dùng để nhuộm màu sợi vải, làm nguyên liệu sơn quét tường, có tính độc tới mức Tổ chức Ung thư thế giới (IARC) đã xếp vào chất gây ung thư nhóm 3 – có thể gây bệnh cao, Việt Nam cũng xếp hóa chất này vào nhóm không được phép dùng cho thực phẩm.

Mối nguy của măng bị tẩm hóa chất: Măng bị tẩy trắng, làm đẹp bằng hóa chất tạo màu công nghiệp khi ăn lâu dài sẽ gây tổn hại dạ dày, thủng ruột, tổn hại thận, phá nát gan… Nguy hiểm hơn là chúng tồn dư và kích hoạt hàng loạt bệnh trong cơ thể như ngộ độc thận, da lở loét, suy hô hấp, nhiễm độc đường ruột, ngộ độc cấp, tiêu chảy nặng… và nếu không cấp cứu kịp thời sẽ để lại những di chứng nặng nề về sức khỏe và có thể tử vong.

Cách nhận biết măng tươi không tẩm hóa chất:

- Măng tươi có màu vàng nhạt, có thể hơi thâm đen do ngâm muối.

- Măng tự nhiên được ngâm muối sẽ dai, không dễ gãy khi bẻ.

- Cọng măng tươi to nhỏ không đều, nhìn không thấy bóng bẩy, đẹp mắt.

- Mùi măng tươi không hóa chất có mùi chua thơm tự nhiên, không có mùi lạ.

Cách nhận biết măng tươi có tẩm hóa chất:

- Măng ngâm hóa chất thường bóng đẹp, bắt mắt, vỏ ngoài láng mịn, củ măng đều, sờ vào có cảm giác dính tay.

- Màu măng hóa chất vàng đậm, hoặc trắng phau (do ngâm hóa chất); không bị ẩm mốc.

- Dùng tay sờ, bẻ măng ngâm hóa chất giòn, dễ bẻ gãy vụn.

- Dùng mũi ngửi măng thấy mùi hóa chất (mùi lưu huỳnh sẽ khét đặc trưng của diêm sinh SO2).

Cách chế biến măng an toàn:

- Bóc hết vỏ măng, cắt lát mỏng, hoặc xé nhỏ thành sợi rồi ngâm nước ấm, nước gạo, nước vôi trong… giúp giảm độc tố; khi ngâm măng nên cho thêm một ít muối; trước khi chế biến cần rửa thật sạch. 

- Với măng khô cần đổ ngập nước ấm, hoặc dùng nước gạo ngâm nhiều ngày. Luộc măng bỏ nước vài lần, mỗi lần 10 – 20 phút và luộc ít nhất 2 lần, luộc nhiều càng sạch độc tố, ăn măng mềm ngon hơn. Việc luộc măng giúp bay hơi độc tố, sạch cả hóa chất bảo quản măng khô (có thể cho ớt bỏ hạt, hoặc rau ngót để luộc măng giúp khử độc nhanh hơn). Khi măng không còn vị đắng, nước trong hãy chế biến món ăn.

Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều măng, nhất là măng luộc, kể cả khi luộc kỹ cũng vẫn có thể gây ngộ độc và suy nhược cơ thể; hạn chế mua măng chua trái mùa.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: măng tươi