Phóng to |
- Trả lời của chị Đoàn Thái Hà, Văn phòng giáo dục Pháp (EduFrance) tại TP.HCM:
Thông thường, các trường ĐH tại Pháp yêu cầu trình độ tiếng Pháp đầu vào của thí sinh là TCF trên 400 và điểm bài viết phải trên 12/20 (tiêu chuẩn này cũng có thể cao hơn tùy theo yêu cầu của mỗi trường).
Nếu sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tại VN, sinh viên sẽ có cơ hội học thẳng lên Master tại Pháp. Nếu sinh viên tốt nghiệp loại trung bình, sinh viên có thể sẽ phải học lại năm cuối ĐH tại Pháp.
Thời hạn nộp hồ sơ cao học vào tháng 3, 4 hàng năm. Hội đồng xét tuyển của nhà trường sẽ họp và đưa ra kết quả vào tháng 7, 8. Em của em có thể tìm trường về ngành xây dựng hoặc kiến trúc tại trang web: http://www.onisep.fr/national/atlas/html/atlas_sup/dom/cadredom.htm
Kết quả visa không phụ thuộc vào thành phố nơi em đăng ký học mà phụ thuộc vào tính logic của chương trình học tập của em, quá trình học tập của em tại VN. Tuy nhiên, khi làm hồ sơ đăng ký, em nên chọn nhiều thành phố khác nhau để tăng khả năng được nhận (các trường ở Paris bao giờ cũng có rất nhiều hồ sơ đăng ký, vì vậy khả năng được tiếp nhận sẽ khó hơn).
Em có thể tham khảo thêm thông tin về ngành Kiến trúc - cảnh quan dưới đây:
Jean Nouvel, Christian de Porzamparc, Domonique Perrault, Jean-Marie Charpentier ở Thượng Hải hay Paul Andreu ở Bắc Kinh... đều là những kiến trúc sư Pháp nổi tiếng trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, Riccardo Bofill (Catalan), Renzo Piano, Massimiliano Fuksas (Ý), Santiago Calatrava (Tây Ban Nha) và rất nhiều kiến trúc sư khác cũng đã trở nên nổi tiếng tại Pháp nơi mà họ đã có thể bắt đầu xây dựng các công trình và rất nhiều người trong số họ đã thành lập công ty riêng.
Từ lâu, nước Pháp đã rất quan tâm đến các sáng tạo kiến trúc và mời các kiến trúc sư nổi tiếng đến xây dựng ý tưởng của họ tại Pháp: Rem Koolas (Lille…), Norman Foster (Millau, Nimes…), Andréa Bruno (Paris, Corte…), Ieoh Ming Pei (kim tự tháp tại bảo tàng Louvre), Oscar Niemeyer (Paris...), Richard Meier hay Frank Gehry, danh sách này còn rất dài và chưa kết thúc…
Cách thức đăng ký dành cho sinh viên nước ngoài
Sinh viên nước ngoài có thể được nhận vào mọi cấp độ học, từ văn bằng của riêng các trường hay bằng cao học định hướng nghiên cứu (DEA), bằng cao học chuyên môn (DESS).
Một số trường chấp nhận sinh viên nước ngoài vào học trực tiếp giai đoạn 3 với thời gian đào tạo ngắn hạn (ví dụ 3 tháng) cho một lĩnh vực đặc biệt nếu sinh viên đó đã học xong hoặc có kinh nghiệm làm việc trong ngành kiến trúc tại đất nước của sinh viên.
Thí sinh đăng ký vào một trong ba giai đoạn đào tạo kiến trúc phải nộp hồ sơ theo mẫu có sẵn của Bộ trưởng đặc trách về kiến trúc tại trang web: http://www.archi.fr/ECOLES/index.html#formulaires
Thí sinh có thể lấy bộ hồ sơ này tại Cơ quan Hợp tác và Hoạt động Văn hóa - Đại sứ quán Pháp tại nước ngoài hoặc tại các trường kiến trúc tại Pháp. Hồ sơ phải được gửi đến trường kiến trúc theo thời hạn qui định của hồ sơ. Thí sinh có quyền lựa chọn theo nguyện vọng 2 trường.
Hồ sơ sẽ được gửi đến trường thứ nhất theo nguyện vọng của thí sinh. Nếu nguyện vọng này bị từ chối, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp sang trường nguyện vọng 2. Các trường sẽ gửi thông báo quyết định đến các thí sinh. Hồ sơ sẽ không hợp lệ và không được xét nếu không đầy đủ hoặc gửi đến sau thời gian qui định.
Bằng cấp
Sinh viên theo học toàn phần hoặc một phần các mô đun của giai đoạn 3 có thể nhận được chứng chỉ chuyên sâu về kiến trúc (CEAA) cho phép sinh viên học tiếp chuyên ngành bổ sung. Mặt khác, các trường kiến trúc cũng có thể cấp các văn bằng quốc gia ở giai đoạn 3 như DPEA, DESS, DEA (tự đào tạo và cấp bằng hoặc hợp tác với các trường khác).
DPEA (bằng dành riêng cho các trường kiến trúc) xác nhận các chương trình đào tạo trong những lĩnh vực chuyên ngành (vẽ phối cảnh, xây dựng hệ thống chống địa chấn tại Marseille, đóng tàu tại Nantes...).
DESS (bằng cao học định hướng chuyên môn) đi vào hướng chuyên môn hóa. Các trường ĐH cung cấp những chương trình đào tạo DESS ở nhiều lĩnh vực khác nhau và hợp tác cấp bằng với các trường kiến trúc: văn bằng này bổ sung chương trình học kiến trúc và cho phép sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với các nhà qui hoạch đô thị và cảnh quan, xung quanh việc làm chủ một công trình.
Ví dụ một số chương trình như: DESS công trình di sản khảo cổ của các trường kiến trúc Paris-Belleville, Strasbourg và Nancy với Trường ĐH Strasbourg II; DESS quy hoạch đô thị, dân cư và di dời của Trường Kiến trúc Languedoc-Roussillon với Trường ĐH Perpignan.
DEA (bằng cao học định hướng nghiên cứu) chuẩn bị cho sinh viên bước vào con đường nghiên cứu, đó là năm đầu tiên của chuơng trình tiến sĩ. Ví dụ một số chương trình như: DEA lịch sử kiến trúc hiện đại và đương thời giữa Trường ĐH Paris I với các trường kiến trúc Versailles, Nancy, Lille-Région-Nord; DEA dự án kiến trúc và đô thị: lý thuyết và thiết bị, chương trình hợp tác giữa Trường ĐH Paris VIII với trường kiến trúc Paris-Belleville, Paris-la-Vilette và Versailles.
Cảnh quan
Văn bằng DPLG (văn bằng đào tạo các chuyên gia về cảnh quan), thời gian đào tạo 3,5 năm, thi tuyển đầu vào dành cho các thí sinh đã có bằng tú tài + 2. Phần lớn thí sinh trúng tuyển xuất thân từ các ngành khoa học (địa lý, khoa học), nghệ thuật tạo hình (trường kiến trúc, trường nghệ thuật). Có 2 trường đào tạo văn bằng này:
- Trường Kiến trúc Bordeaux (xem trong phần danh sách các trường)
- Trường cao cấp về cảnh quan quốc gia Versailles: http://www.versailles.ecole-paysage.fr
Ngoài ra, còn có 3 trường khác đào tạo kỹ sư về cảnh quan:
- Viện Quốc gia về Hoa tại Angers, http://www.inh.fr, thời gian đào tạo từ 3 đến 5 năm.
- Trường quốc gia cao cấp về Thiên nhiên và Cảnh quan, http://www.ensnp.fr, thi tuyển từ năm thứ nhất hoặc năm thứ 3 (điều kiện phải có bằng tú tài + 2 năm).
- Trường cao cấp về kiến trúc vườn, trường tư thục (học phí 6000 euros/năm), đào tạo 5 năm cho bằng thạc sĩ châu Âu về thiết kế cảnh quan, http://www.esaj.asso.fr
Di sản
Trung tâm Cao học Chaillot tuyển sinh (trên hồ sơ và phỏng vấn) 2 năm một lần (vào các năm lẻ) khoảng 80 kiến trúc sư nước ngoài và Pháp cho khóa đào tạo 2 năm chuyên ngành phục chế, bảo tồn, gìn giữ các công trình cổ và bảo vệ các thành phố lịch sử và cảnh quan, http://www.archi.fr/CHEC(xem thêm trong phiếu thông tin ngành Di sản).
Tổ chức ngành học kiến trúc
Giảng dạy kiến trúc được chia làm 2 loại hình: giảng dạy thuần túy cho lĩnh vực kiến trúc (dự án kiến trúc và đô thị, lý thuyết kiến trúc và thành phố, thể hiện không gian) và có khả năng làm việc tốt trong các lĩnh vực khác ( ghệ thuật, xã hội học, lịch sử, khoa học và kỹ thuật, ngôn ngữ, tin học...).
Chương trình học được tổ chức theo mô-đun học kỳ hoặc năm với khá nhiều thời lượng giờ học, tùy theo 3 giai đoạn giảng dạy và đang trong quá trình chuẩn hóa với tiêu chuẩn châu Âu. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn giữ lại theo giai đoạn tối thiểu là 2 năm/giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Phương pháp làm việc và đào tạo cơ bản (1.600 giờ và văn bằng giai đoạn 1).
- Giai đoạn 2: Nắm vững các khái niệm chủ yếu về dự án kiến trúc và đô thị (1.500 giờ, văn bằng giai đoạn 2, đồ án và luận văn).
- Giai đoạn 3 : Giai đoạn chuyên môn hóa để cấp bằng DPLG (do 20 trường kiến trúc công lập cấp), DSEA (do trường chuyên ngành kiến trúc, trường tư thục cấp), DENSAI (Viện khoa học ứng dụng quốc gia Strasbourg cấp, trường công lập). Những văn bằng trên cho phép sinh viên tốt nghiệp hành nghề tại Pháp, sau khi đã đăng ký vào Hội đồng các Hiệp đoàn.
Các trường công lập
- Trường kiến trúc và cảnh quan Bordeaux: http://www.bordeaux.archi.fr : cảnh quan, âm học, thiết kế.
- Trường kiến trúc Bretagne, http://www.rennes.archi.fr : di sản, quy hoạch đô thị.
- Trường kiến trúc Clermont-Ferrand, http://www.clermont-fd.archi.fr : kiến trúc và triết học, vẽ phối cảnh.
- Trường kiến trúc Grenoble, http://www.grenoble.archi.fr : kiến trúc đất đai, môi trường kiến trúc và đô thị, quy hoạch đô thị.
- Trường kiến trúc Languedoc-Roussillon, http://www.montpellier.archi.fr : không gian đô thị và phát triển bền vững, xây dựng - cấu trúc.
- Trường kiến trúc Lille và Région Nord, http://www.lille.archi.fr : lịch sử và di sản hiện đại, cảnh quan và dự án đô thị.
- Trường kiến trúc Lyon, http://www.lyon.archi.fr : thành phố và lịch sử, phân tích hình dạng, công nghệ số, đào tạo kỹ sư - kiến trúc sư.
- Trường kiến trúc Marseille-Luminy, http://www.marseille.archi.fr : quy hoạch đô thị/ cảnh quan địa trung hải, xây dựng khí hậu sinh học/ hệ thống chống địa chấn.
- Trường kiến trúc Nancy, http://www.nancy.archi.fr : thiết kế, thủy tinh, rừng, hình ảnh kỹ thuật số, mô hình.
- Trường kiến trúc Nantes, http://www.nantes.archi.fr : kiến trúc đóng tàu, vẽ phối cảnh, thành phố, đất đai.
- Trường kiến trúc Normandie, http://www.rouen.archi.fr : thẩm định lại đô thị và kiến trúc, vẽ phối cảnh.
- Trường kiến trúc Saint-Etienne, http://www.st-etienne.archi.fr : cư xử trong đô thị/ dự án đô thị/ lịch sử, mô hình, tin học.
- Trường kiến trúc Strasbourg, http://www.strasbourg.archi.fr : quy hoạch đô thị, khảo cổ, hình ảnh tổng hợp.
- Trường kiến trúc Toulouse, http://www.toulouse.archi.fr : môi trường/ cảnh quan, di sản công nghiệp và đô thị, phát triển bền vững.
- Trường kiến trúc Paris-Bellville, http://www.paris-belleville.archi.fr : kiến trúc - di sản - xã hội, qui hoạch đô thị, các đô thị ở châu Á - Thái Bình Dương.
- Trường kiến trúc Paris-Malaquais, http://www.paris-malaquais.archi.fr : kiến trúc - văn hóa - xã hội, quy hoạch đô thị, lập chương trình.
- Trường kiến trúc Paris - Val - de - Seine, http://www.paris-valdeseine.archi.fr : lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học, quy hoạch đô thị, quy hoạch.
- Trường kiến trúc Paris - La Villette, http://wwwparis-lavillette.archi.fr : kiến trúc đóng tàu, các đô thị châu Á - Thái Bình Dương, cảnh quan vườn, kiến trúc và ứng xử xã hội, môi trường.
- Trường kiến trúc Marne-la-Vallée, http://www.marnelavallée.archi.fr : đất đai, kiến trúc, xây dựng và phát triển bền vững.
- Trường kiến trúc Versailles, http://www.versailles.archi.fr : cảnh quan, lịch sử kiến trúc và đô thị, kiến trúc/ cơ sở hạ tầng/ đất đai.
Các trường khác
- ESA, trường chuyên ngành kiến trúc Paris. Đây là trường tư thục (6.500 euros/năm) thi tuyển đầu vào ngay từ đầu khóa học. Thời gian đào tạo 5 năm với văn bằng của trường (đào tạo định hướng kỹ thuật hơn là nghệ thuật), http://www.esa-paris.fr
- INSA (Viện khoa học ứng dụng quốc gia Strasbourg, tên gọi cũ là ENSAIS) là một trường kỹ sư được Nhà nước công nhận. Thời gian đào tạo 3 năm sau 1 năm dự bị khoa học với văn bằng tương đương kiến trúc, http://www.insa-strasbourg.fr
Đào tạo liên kết ngành Kiến trúc
Trong số 80 trường ĐH Pháp, gần phân nửa trong số đó đào tạo và cấp văn bằng liên kết với các trường kiến trúc. Danh sách các trường ĐH hiện có tại trang web của Bộ Giáo dục quốc gia: http://www.education.gouv.fr/sup/univ.html . Có khoảng 30 đến 40 chương trình DESS và một con số tương tự như vậy đối với chương trình DEA liên quan đến kiến trúc, cảnh quan hoặc đô thị hóa; khoảng 80 phòng thí nghiệm và nhóm nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực này.
Các nghề kiến trúc
Kiến trúc sư làm việc trên nhiều giai đoạn khác nhau của dự án: thiết kế, kỹ thuật thể hiện, thiết kế, kiến trúc nội thất, chiếu sáng, vẽ phối cảnh, bảo tồn và trùng tu, cảnh quan, đô thị hóa... Ngoài việc làm chủ công trình, kiến trúc sư còn tham gia giảng dạy và nghiên cứu, lên chương trình, trợ lý cho chủ công trình...
Các địa chỉ hữu ích
- http://www.culture.fr : trang web của Bộ Văn hóa.
- http://www.archi.fr : Bộ Văn hóa - Kiến trúc.
- http://www.enpc.fr : Trường Quốc gia Cầu đường.
- http://www.entpe.fr : Trường Quốc gia các công trình công cộng.
- http://www.cstb.fr : Trung tâm Khoa học và kỹ thuật xây dựng.
- http://www.les-grands-ateliers.archi.fr : Các công trường lớn ở lIsle dAbeau.
- http://www.ramau.archi.fr : Các hoạt động và nghề nghiệp kiến trúc và đô thị hóa.
Các bạn học sinh - sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu thông tin, thắc mắc... liên quan đến các thông tin du học, kinh nghiệm du học, cách thức xin học bổng... có thể gửi về: "Hộp thư Tư vấn du học" của Tuổi Trẻ Online qua e-mail tto@tuoitre.com.vn |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận