Thứ 6, ngày 19 tháng 8 năm 2022
Cả ngàn học sinh Việt kiều ở Campuchia chưa thể đến trường nhập học
TTO - Cả ngàn học sinh sống phía bên kia biên giới chưa thể đến trường trong ngày đầu đi học trở lại, do tuyến biên giới vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ, muốn vào Việt Nam phải cách ly 14 ngày.

Lớp học 7A3 của Trường THCS Khánh An, huyện An Phú, An Giang trong ngày đi học đầu tiên trở lại trường đã vắng đến 20 học sinh - Ảnh: BỬU ĐẤU
Chiều 4-5, bà Trần Thị Ngọc Diễm - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang - cho biết sáng 4-5, toàn tỉnh có 531 trường, 363.600 học sinh bậc tiểu học, THCS, THPT, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên ở An Giang bắt đầu trở lại lớp sau thời gian dài nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trong đó, số đi học cấp THPT đạt tỉ lệ 97,76%, THCS đạt 95,25% và tiểu học đạt 94,73%.
Đặc biệt, có 7 em học sinh đang theo học lớp 12 là con em Việt kiều, nhà ở Campuchia, nay do biên giới đóng cửa nên đã tình nguyện bị cách ly để có thể tiếp tục theo học cho kịp chương trình.
"Số học sinh này, được các giáo viên dạy thông qua truyền hình, Internet hoặc cuối buổi học photocopy tài liệu đưa vào khu cách ly cho các em học. Sau khi hết cách ly sẽ cho các em đi học bình thường", bà Diễm nói.
Là tỉnh có nhiều khu vực dân cư kết nối gắn liền với nước bạn Campuchia, các trường học ở An Giang tại các địa phương dọc tuyến biên giới vốn có rất nhiều em học sinh Việt kiều nhưng sống ở phía Campuchia đang theo học. Tuy nhiên do hiện nay biên giới Tây Nam vẫn đang siết chặt việc quản lý dịch bệnh, trong ngày đầu tiên đến trường hôm nay, rất nhiều em đành không thể đến trường.
Bình thường, các học sinh này có thể đi về để học trong ngày, nhưng nay muốn vào Việt Nam phải cách ly 14 ngày. Điều kiện ăn ở cũng chưa cho phép các em có thể sang học rồi ở lại tại Việt Nam.
Thống kê từ Phòng giáo dục và đào tạo huyện An Phú, An Giang, cho thấy ngày 4-5, có 1.254 học sinh đang theo học ở các cấp học từ mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS và THPT là con em Việt kiều còn "kẹt" ở Campuchia không thể sang Việt Nam học tập do biên giới đóng cửa. Trong đó có hơn 200 em đang theo học lớp 9.
Hiện tại, các trường tại An Giang cũng tổ chức dạy trực tuyến cho các em đang không thể đến trường vì đang ở Campuchia, nhưng số lượng tiếp cận học trực tiếp chỉ khoảng 5%.
Ngoài trường hợp đặc biệt trên, ghi nhận tại nhiều tỉnh thành cho thấy số lượng học sinh vắng trong ngày đầu trở lại trường cũng khá nhiều.
Tại Long An, có đến 1.629 em học sinh THCS và 472 học sinh THPT trong tổng số 103.555 học sinh khối phổ thông vắng trong ngày đầu trở lại trường. Đa số khi liên hệ với số học sinh này đều được giải thích là "bận việc gia đình".
Còn tại Cà Mau, hôm nay cũng là ngày đầu tiên trẻ Mầm non, học sinh cấp tiểu học công lập và ngoài công lập đi học trở lại. Trong đó, cấp học tiểu học tỉ lệ đi học đạt 94,77% (vắng 3.560 em) và cấp mầm non đi học đạt 67,60% (vắng 11.365 em).
Trong đó, học sinh vắng nhiều nhất ở khối lớp lá với 4.960 em (ỉi lệ đi học đạt 67,75%) và học sinh vắng ít nhất ở khối lớp 4 với 419 em (tỉ lệ đi học đạt 94,73%).
-
TTO - Do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi và không được trả lương, 41 người Việt Nam đang làm thuê tại casino ở Campuchia đã bàn bạc tháo chạy khỏi casino, bơi qua sông Bình Di về Việt Nam.
-
TTO - Ngày 18-8, nhóm phóng viên Tuổi Trẻ Online đã thực địa tại khu vực dự án Ao Tiên (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), nơi có 'hòn non bộ' gây chú ý dư luận những ngày qua.
-
TTO - Bà Hằng khai nhận phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của Hoài Linh do Hoài Linh có mối quan hệ với ông Võ Hoàng Yên nhưng khi bà Hằng yêu cầu lên tiếng về hành vi lừa đảo của ông Yên thì Hoài Linh không lên tiếng.
-
TTO - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương đã quyết định thi hành kỷ luật một số tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm liên quan đến các sai phạm trong vụ án 'đất vàng'.
-
TTO - Ngày 18-8, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Nga chỉ sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình trong "tình huống khẩn cấp" và để "đáp trả". Nga xác nhận không muốn có xung đột trực tiếp với NATO và Mỹ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận