15/11/2009 11:25 GMT+7

Bướu tuyến giáp dạng nước

ThS.BS TRẦN THẾ TRUNG(giảng viên nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM)
ThS.BS TRẦN THẾ TRUNG(giảng viên nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM)

TTO - Tôi bị bướu giáp nhân cách đây 1 tháng, có đi xét nghiệm để chuẩn bị mổ (trước đó tôi điều trị thuốc đã 1 năm). Trước khi mổ có làm một số xét nghiệm, sau khi hội chẩn các bác sĩ nói bướu còn nhỏ không thể mổ được (bác sĩ giải thích bướu của tôi là bướu nước khi chọc sinh thiết đã bị xẹp).

Bướu tuyến giáp dạng nước

TTO - Tôi bị bướu giáp nhân cách đây 1 tháng, có đi xét nghiệm để chuẩn bị mổ (trước đó tôi điều trị thuốc đã 1 năm). Trước khi mổ có làm một số xét nghiệm, sau khi hội chẩn các bác sĩ nói bướu còn nhỏ không thể mổ được (bác sĩ giải thích bướu của tôi là bướu nước khi chọc sinh thiết đã bị xẹp).

Tôi dự định cuối năm nay sẽ kết hôn và muốn có thai, bác sĩ cho tôi lời khuyên là có nên ăn uống bình thường rồi mổ trước khi có thai hay để có thai, sinh con rồi mới mổ, và nếu để bướu như vậy mà có thai thì bướu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Hoang My Truong

- Trả lời của Phòng mạch online:

Bướu tuyến giáp dạng bướu nước (còn gọi là nang giáp) thường là bướu lành tính, không gây rối loạn chức năng tuyến giáp. Sau khi chọc hút nước, bướu bị xẹp, nhỏ lại nhưng có thể tái phát.

Đặc điểm khó chịu của nang giáp này là có thể lớn nhanh hoặc bị nhiễm trùng. Bướu lớn nhanh do dịch tiếp tục tích tụ hoặc do chảy máu vào trong nang, có thể gây đau, gây khó thở, nuốt khó. Trường hợp nhiễm trùng sẽ có triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau ở vùng cổ. Những trường hợp này cần phải điều trị khẩn cấp.

Ngoài hai tình huống trên, nang giáp tương đối “hiền lành” và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thai kỳ. Bướu giáp thường có khuynh hướng lớn lên một chút trong khi mang thai và thường cũng không cần điều trị.

Trong trường hợp của bạn, nếu đã không có chỉ định mổ thì bạn có thể có thai bình thường (và cũng không cần mổ sau khi sinh trừ khi có biểu hiện khẩn cấp nói trên). Điều quan trọng khi muốn có thai là phải đảm bảo tuyến giáp “hoạt động bình thường” từ trước khi có thai đến hết thai kỳ, nghĩa là không bị cường giáp hay suy giáp.

Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa trước khi có thai (có thể phải làm thêm xét nghiệm về chức năng tuyến giáp) và có thể phải tiếp tục tái khám trong thời gian mang thai để đảm bảo chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.

ThS.BS TRẦN THẾ TRUNG(giảng viên nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM)

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

ThS.BS TRẦN THẾ TRUNG(giảng viên nội tiết BV ĐH Y dược TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên