06/03/2012 06:01 GMT+7

Bóng đá phập phù

HUY THỌ
HUY THỌ

TT - Bộ Kế hoạch - đầu tư cho biết đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể. Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM tháng 2-2012 diễn ra cuối tuần qua, đại diện Sở Kế hoạch - đầu tư cho biết trung bình mỗi ngày có 2-3 doanh nghiệp giải thể và con số đó còn thấp hơn nhiều so với thực tế.

TT - Bộ Kế hoạch - đầu tư cho biết đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể. Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM tháng 2-2012 diễn ra cuối tuần qua, đại diện Sở Kế hoạch - đầu tư cho biết trung bình mỗi ngày có 2-3 doanh nghiệp giải thể và con số đó còn thấp hơn nhiều so với thực tế.

Kinh tế khó khăn như thế, liệu bóng đá có bị ảnh hưởng? Chắc chắn là có khi nguồn sống của tất cả CLB ở VN đều phụ thuộc vào các doanh nghiệp. Ngay từ cuối năm 2011, một lãnh đạo ngành thể thao đã tâm sự rất thật: “Chúng tôi lo lắm cho bóng đá nước nhà. Cách phát triển của chúng ta không bền vững. Tất cả đều dựa vào hầu bao của các đại gia. Khi các đại gia ăn nên làm ra, họ hào phóng chi tiền từ nguồn kinh phí dành cho quảng cáo.

Một khi làm ăn khó khăn, tiền cho quảng cáo cắt giảm, đương nhiên bóng đá cũng “khó thở” theo. Nói cách khác, bóng đá VN phát triển không bền vững. Các đội bóng sống không bằng nguồn thu căn bản là tiền bán vé, tiền bản quyền truyền hình, tiền thu được từ kinh doanh các vật phẩm của đội bóng...

Một chuyên gia bóng đá lăn lộn trong làng bóng mấy chục năm nay kết luận: “Bóng đá VN đang sống “ký sinh” vào hầu bao các đại gia. Lúc hầu bao căng bóng đá hồ hởi. Lúc hầu bao xẹp bóng đá lay lắt. Và bây giờ là lúc hầu bao đang xẹp”. Vị chuyên gia này khẳng định: “Tôi biết kinh phí đầu tư của nhiều đội bóng đang giảm nhiều so với các năm trước, nhưng chẳng đại gia nào thừa nhận điều đó. Bởi bóng đá như đồng hồ biểu thị sức khỏe tài chính của đại gia. Thừa nhận không đổ tiền vào bóng đá nhiều như trước chẳng khác nào thừa nhận sức khỏe tài chính của mình đang không được tốt”.

Hàng ngàn tỉ đồng đổ vào bóng đá mỗi năm nhưng khán đài vẫn không đông. Các đội bóng chẳng biết làm gì ngoài việc ngửa tay nhận tiền từ các đại gia, khâu tiếp thị quảng bá gần như bỏ trắng...

Nói đến khâu tiếp thị, nhớ ngay đến chuyện nhà báo Lý Chánh kể qua bài viết “” (Tuổi Trẻ 4-3). Ngồi điểm lại 28 đội bóng dự V-League lẫn hạng nhất, chẳng có lấy một đội nào quan tâm (hay biết làm) chuyện tiếp thị. Thậm chí ngay cả ở VFF, việc kiếm tiền cũng chỉ tập trung vào chỗ dùng các mối quan hệ cá nhân để “xin tài trợ”, chứ chưa hề thấy chăm chút cho thương hiệu để “bán” sản phẩm bóng đá.

Bóng đá Việt vì thế rất phập phù...

HUY THỌ

HUY THỌ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Bóng đá phập phù