Thứ 3, ngày 26 tháng 1 năm 2021
Bộ Văn hóa đồng tình với quan điểm hạn chế đốt vàng mã
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch (VHTT&DL) đồng tình với quan điểm của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc hạn chế đốt vàng mã trong các cơ sở tôn giáo.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy. Ảnh: TTXVN
Về vấn đề này, tối ngày 1/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, tập tục đốt vàng mã là một phần nghi thức gắn với đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Bộ VHTT&DL đã có nhiều quy định, văn bản hướng dẫn đề nghị người dân khi tham gia lễ hội tại các cơ sở tôn giáo, lễ hội… có ý thức để hạn chế đốt vàng mã.
Đối với công văn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi các chùa, tổ đình, cơ sở thờ tự về việc không đốt vàng mã tại các cơ sở này, Bộ VHTT&DL hoàn toàn đồng tình, ủng hộ quan điểm của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc hạn chế đốt vàng mã trong các cơ sở tôn giáo.
Đồng thời, bà Thủy cho biết, Bộ VHTT&DL cũng có trách nhiệm tham mưu với Chính phủ trong việc hạn chế đốt vàng mã tại các lễ hội, di tích. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, tại một số di tích có tình trạng đốt quá nhiều vàng mã, bị dư luận phản ứng gay gắt.
Bộ VHTT&DL đã giao các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương nghiên cứu, đề xuất các quy định cụ thể. Cụ thể như tại đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh), đến nay tình trạng đốt vàng mã đã giảm đáng kể. Cùng với đó, chính sự vào cuộc của chính quyền địa phương cũng mang lại hiệu quả tích cực. Do đó việc hạn chế đốt vàng mã tại các cơ sở tôn giáo, lễ hội là hoàn toàn khả thi.
Vừa qua, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành công văn số 31 do Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ký về việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.
Công văn đề nghị Ban thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn chư tôn tăng ni trụ trì các tự viện (bao gồm: chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm phật đường) nhất là các tự viện là di tích lịch sử - văn hóa tổ chức lễ hội mang tính văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo.
Đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong.
-
TTO - Bà Phạm Thị Meo, 62 tuổi, gầy gò, già nua so với tuổi. Bà ở vậy nuôi mẹ 94 tuổi. Cả hai mẹ con đều nay ốm mai đau. Và Tết đã đến với mẹ con họ với bánh mứt, hạt dưa, bì lì xì 400.000 đồng... Mắt bà Meo đỏ hoe, rưng rưng...
-
TTO - Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước công dân (Thông tư số 06), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23-1-2021.
-
TTO - Trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, nhiều đại biểu cho rằng nội dung của báo cáo chính trị do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày gắn liền với thực tiễn.
-
TTO - Mặc dù hình ảnh áo dài khá quen thuộc với người Việt Nam nhưng sự xuất hiện của những chàng trai với bộ áo dài đầy màu sắc và thật sự lịch lãm khiến nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi.
-
TTO - Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên ủy viên thường vụ - thường trực Bộ Chính trị, nguyên chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đã nhấn mạnh như vậy khi chia sẻ với Tuổi Trẻ về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận