14/11/2003 09:04 GMT+7

Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển giải trình hay biện minh?

Đ.LONG<EM> ghi</EM> 
Đ.LONG ghi 

TT (Hà Nội) - Trong bản báo cáo giải trình 23 ý kiến chất vấn đã được chuẩn bị trước dài 26 trang, chỉ có bốn dòng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển nhận trách nhiệm về mình và những yếu kém của ngành.

y6CBCQIF.jpgPhóng to
Ông Nguyễn Minh Hiển - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
TT (Hà Nội) - Trong bản báo cáo giải trình 23 ý kiến chất vấn đã được chuẩn bị trước dài 26 trang, chỉ có bốn dòng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển nhận trách nhiệm về mình và những yếu kém của ngành.

“Khác với ý kiến của các ĐB trước, tôi đã bị thất vọng sau khi đọc kỹ hai lần bản báo cáo của bộ trưởng. Phần 1 và 2 của báo cáo nhằm biện minh cho vấn đề chất lượng giáo dục thấp. Nhân dân, Chính phủ, ĐB QH nói chất lượng giáo dục thấp, riêng bộ trưởng lại nói chất lượng giáo dục cao! Đánh giá như thế này phải xem lại”. Đến cuối buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển chiều 13-11, ĐB Nguyễn Đức Dũng (tỉnh Kontum) mới nói được những điều mà chắc chắn nhiều cử tri theo dõi trực tiếp buổi chất vấn cũng muốn lên tiếng.

ĐB Dũng đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển phải nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá và nhắc lại những con số trong bản báo cáo: tỉ lệ tốt nghiệp THPT là 92,64%, số thí sinh thi đại học, cao đẳng đạt 15 điểm trở lên chỉ có 13,7%. “Sự việc như vậy, xin đừng biện minh nhiều!”, ĐB Dũng nói và chất vấn thêm: “Việc chuyên gia trong các dự án giáo dục được trả 12.000-15.000 USD/tháng/người (tương đương 200 triệu đồng) trong khi lương tháng của một công chức bình thường chỉ khoảng 1 triệu đồng, bộ trưởng có biết? Bây giờ ngành giáo dục đi làm dự án là chủ yếu, quản lý dự án chứ không quản lý giáo dục, đúng không?”.

ĐB Nguyễn Thị Kim Thoa (Bình Dương): Cần một giải pháp đột phá

Nếu bộ trưởng Bộ GD-ĐT cứ nhận khuyết điểm như trong giải trình, trong khi lại không đưa được giải pháp đột phá thì có lẽ đến kỳ họp QH lần sau các ĐB lại sẽ phải tiếp tục chất vấn những vấn đề hôm nay đã chất vấn vì vẫn chưa giải quyết được. Cần nêu rõ bức xúc, thiếu sót nhất trong quản lý giáo dục nằm ở chỗ nào? Theo tôi, nguyên nhân trước hết là công tác quản lý giáo dục còn mang nặng tính bao cấp, trong khi xã hội đã vận động theo cơ chế thị trường từ lâu.

Trước đó, hầu hết các ý kiến chất vấn đều băn khoăn về chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông thấp, bất cập, chạy theo thành tích... và đặc biệt tình trạng thương mại hóa đang len lỏi vào các trường... Phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển cũng không thuyết phục được ĐB khi cho rằng đó là vấn đề tư duy và phải đổi mới tư duy.

Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, theo Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển là vấn đề rất lớn, phải phối hợp đồng bộ bốn giải pháp, trong đó giải pháp được xem là “đột phá” chính là giáo viên. Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển: “Cốt lõi của vấn đề là con người. Cùng một bộ sách giáo khoa, cùng một chương trình, nhưng thầy dạy tốt, tận tâm thì chất lượng giáo dục sẽ cao”.

Nhiều ĐB cũng nêu thực trạng như bằng giả - học giả, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, mở lò luyện thi, tổ chức luyện thi-ra đề-chấm thi... mục đích chỉ để thu tiền. Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển thừa nhận thực trạng, cho rằng đây là vấn đề nhức nhối và... nhờ Quốc hội xem xét, giúp xử lý. Riêng đánh giá về trình độ học sinh phổ thông hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển cũng thừa nhận có yếu kém, bất cập.

Nhưng đến cuối giờ, bộ trưởng vẫn giữ quan điểm ban đầu và thông tin rằng các nước trong khu vực đánh giá chất lượng giáo dục ở VN rất cao, thậm chí Thái Lan và Philippines đang muốn... học tập kinh nghiệm VN về vấn đề này.

Thắc mắc của ĐB Nguyễn Tài Lương cũng là vấn đề được nhiều cử tri quan tâm: “Bộ đã phát hiện bao nhiêu trường hợp cán bộ sử dụng văn bằng giả? Bộ xử lý ra sao?”. Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển: “Trong ba năm 2000-2002, Bộ GD-ĐT đã phát hiện 400 văn bằng giả. Một số đã xử lý kỷ luật, nhưng một số khác không có cơ chế, không biết xử lý”.

Đ.LONG ghi 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên