19/12/2012 06:00 GMT+7

Blouse trắng "đợi" blouse hồng

THÁI BÌNH
THÁI BÌNH

TT - Chăm sóc sức khỏe là một trong các lĩnh vực có nhu cầu bức thiết hàng đầu về công tác xã hội (CTXH).

Kỳ 1: Công việc không có điểm dừng Kỳ 2: Thách thức lên chuyên nghiệp

s4ACiZD2.jpgPhóng to
Các thành viên nhóm Happier (Bệnh viện Nhi Đồng 1) giúp vui cho một bệnh nhiẢnh: nhóm cung cấp

Điều bất ngờ là CTXH đã được đưa vào bệnh viện (BV) từ cả nửa thế kỷ trước đây.

Những “hạt mầm” đầu tiên

BS Đỗ Hồng Ngọc kể vào thập niên 1960, khi về làm việc tại BV Nhi Đồng Sài Gòn (nay là BV Nhi Đồng 1), ông đã thấy có nhiều cán sự xã hội trong màu áo blouse hồng chuyên hỗ trợ tâm lý, xã hội cho người bệnh và thân nhân của họ. Giờ đây sau nửa thế kỷ, ông trở về “nhà” và trong lòng rộn vui khi biết trong gần ba năm qua, BV này vẫn duy trì một nhóm CTXH (nhóm Happier) dù chỉ là các SV tình nguyện.

Bắt đầu từ khoa phỏng - chỉnh hình, nhóm này đã “lấn sân” sang khoa tim mạch và phòng chờ mổ. Ngoài trò chuyện, vỗ về, cùng vẽ tranh, tô màu, ca hát và tổ chức các sự kiện giúp vui cho bệnh nhi, nhóm còn hỗ trợ tâm lý cho thân nhân bệnh nhi và lập hồ sơ xã hội để tìm nguồn hỗ trợ viện phí.

Tại Viện Tim TP.HCM, nhờ có kỹ năng CTXH nên nhân viên phòng trợ giúp xã hội còn kết hợp nâng đỡ tâm lý, khơi gợi nỗ lực vươn lên của người bệnh và thân nhân. BV Nhân Dân 115 đã tuyển dụng một nhân viên xã hội và một chuyên viên tham vấn tâm lý. Các BV khác như Nhi Đồng 2, Truyền máu & huyết học, Ung bướu TP.HCM... cùng phối hợp với báo Tuổi Trẻ trong chương trình “Ước mơ của Thúy”. Còn tại BV Đa khoa tỉnh Long An, tổ CTXH đến nay đã có hỗ trợ hồi gia, tham vấn tâm lý... cho bệnh nhân, bệnh nhi.

Cái cần còn thiếu

Tại buổi hội thảo ở BV Nhi Đồng 1 vào ngày 17-12 vừa qua, thạc sĩ Vũ Thị Minh Hạnh (phó viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế) đã trình bày báo cáo nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu phát triển CTXH trong ngành. Theo đó, tình trạng quá tải tại các BV, đặc biệt là BV tuyến trên, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khám chữa bệnh”.

Theo BS Đỗ Hồng Ngọc, thầy thuốc nhìn người bệnh chỉ thấy có bệnh chứ không thấy có “người” là thiếu sót lớn, vì nếu vậy chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái “khổ”. “Nhờ biết lắng nghe, tôn trọng, thấu cảm, nhân viên xã hội giúp người bệnh nhìn rõ để quyết định đúng, vơi đi nỗi lo sợ, lòng tự tin vươn lên”. Vì vậy, theo BS Ngọc, họ như cánh tay nối dài của thầy thuốc để chăm lo phần “người” cho bệnh nhân.

Thế nhưng chỉ có 5/22 BV lớn tham gia cuộc nghiên cứu nói trên có các hoạt động/mô hình CTXH mang tính tự phát và mỗi nơi mỗi kiểu. Nổi trội nhất, theo kết quả khảo sát và thực tế tìm hiểu của chúng tôi, vẫn chỉ là hỗ trợ về vật chất (tiền, bữa ăn, nơi nghỉ) chứ ít hỗ trợ về thông tin, tinh thần, kết nối nguồn lực hỗ trợ hòa nhập xã hội... Về nhân lực, phần lớn là kiêm nhiệm hoặc cộng tác, còn chuyên môn chủ yếu là điều dưỡng (58,9%) và y bác sĩ (20,6%) chứ không phải là những người được đào tạo CTXH và hành nghề chuyên nghiệp.

Theo BS Ngọc, không những được đào tạo bài bản CTXH với các phẩm chất (trung thực, tôn trọng, công bằng...) và kỹ năng (lắng nghe thấu cảm, làm việc nhóm, khơi gợi tiềm năng...) của ngành, nhân viên xã hội trong ngành y còn phải thấm nhuần y đức.

“Chỉ còn cách phải tổ chức thật sự chuyên nghiệp”, ông Ngọc nói. Thật may, hiện Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư hướng dẫn vị trí, chức năng, nhiệm vụ tổ chức của phòng CTXH trong BV. Theo đó, quy định chi tiết về việc tổ chức hoạt động và hành nghề CTXH chuyên nghiệp.

Lặng thầm”gieo hạt”

Sau ngày thống nhất 1975, thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh còn ở lại. Nhờ quen biết với lãnh đạo Sở Y tế khi ấy, bà Oanh có cơ hội đưa phương pháp phát triển cộng đồng vào lĩnh vực chăm sóc trẻ khuyết tật, chậm phát triển. Bà còn trực tiếp tham vấn tâm lý tại trung tâm truyền thông & giáo dục sức khỏe thuộc sở này.

Năm 1990, bà Oanh cùng với bà Tô Thị Ánh và bà Trần Thị Cẩm đồng sáng lập phòng tư vấn tâm lý tại 43 Nguyễn Thông. Bà cũng đã hiến kế thành lập “Quỹ Bảo trợ trẻ em TP.HCM” (nay là Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM). Bà vận động các tổ chức phi chính phủ quốc tế tài trợ cho quỹ nhiều dự án, lớp tập huấn, suất học bổng du học để chuẩn bị nhân lực CTXH cho tương lai.

Giữa năm 1989, bà cùng tám nhân viên xã hội khác thành lập nhóm nghiên cứu - huấn luyện CTXH... Về sau này, nhóm phát triển thành chi hội trực thuộc Hội Tâm lý giáo dục học TP.HCM rồi Trung tâm Nghiên cứu tư vấn CTXH & phát triển cộng đồng (SDRC). Năm 1992, nhóm “nhượng” ba nhân viên xã hội để “hùn vốn” thành lập khoa phụ nữ học (thực chất là đào tạo CTXH) tại Trường ĐH Mở bán công (nay là Trường ĐH Mở TP.HCM).

THÁI BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên