Không phải là đưa phong bì mà là đưa tiền nhét vào túi Muốn làm giàu đừng chọn ngành yNghiên cứu nạn đưa phong bì tại bệnh viện
Luật quy định như thế nào về trường hợp này?
Lẽ ra 14g ngày 19-6, TAND Q.Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đã đưa ra xử sơ thẩm vụ án hình sự “hành hạ vợ” của bị cáo Phạm Kha Ly (nghề nghiệp bác sĩ, đang công tác tại khoa tiêu hóa và huyết học Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ).
Tuy nhiên, khi các bên có mặt đông đủ, tòa đã thông báo hoãn phiên tòa và chưa cho biết thời gian mở lại.
“Không thể chấp nhận được” Bác sĩ Trương Xuân Liễu - phó chủ tịch thường trực Hội Y học TP.HCM, nguyên giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đã nói như vậy khi trả lời PV Tuổi Trẻ về việc bác sĩ Phạm Kha Ly đánh vợ đến sảy thai. “Theo tôi, đã là người thầy thuốc thì ít nhất phải có tâm, có lòng nhân, có tình thương với mọi người. Đặc biệt, với bệnh nhân, với vợ con mình lại càng phải yêu thương và nâng niu hết mực. Làm người thầy thuốc, đối với kẻ thù còn phải dang tay cứu chữa huống hồ là vợ mình đang mang thai. Luật pháp cũng quy định phải bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em nhưng biết luật mà vẫn bạo hành đến mức vợ bị sảy thai là không thể chấp nhận và càng đáng phê phán” - bác sĩ Xuân Liễu khẳng định. |
Theo lời kể của bị hại - bà Trần Cẩm Loan (sinh năm 1980, đang công tác tại Chi cục Thú y TP Cần Thơ) và hồ sơ vụ án, bà và bác sĩ Kha Ly cưới nhau tháng 12-2012.
Do nghi ngờ bà Loan có quan hệ với người khác, ba tháng sau ngày cưới, khi được bà Loan thông báo có thai, ông Kha Ly đã mua sẵn dây xích và ổ khóa.
Ngày 22-3-2013, ông Kha Ly khóa cửa rào, cửa nhà, cởi hết quần áo bà và dùng dây xích khóa tay, chửi mắng, đánh đập bà rất tàn nhẫn. Một tuần sau đó bà Loan bị sảy thai.
Đầu tháng 10-2013, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.Ninh Kiều đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ngày 20-11-2013 có kết luận điều tra.
Trong đó, nêu rõ “hành vi dùng lời lẽ thô tục chửi mắng, dùng dao cắt tóc, dùng tay chân đánh bà Loan (vợ) gây tổn hại sức khỏe 2% và làm bà Loan sảy thai, do bị can Phạm Kha Ly thực hiện, xâm phạm trực tiếp đến nghĩa vụ phải đối xử bình đẳng giữa vợ chồng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình.
Đã đủ yếu tố cấu thành tội hành hạ người thân (vợ)”. Vụ việc được chuyển sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can theo điều 151 Bộ luật hình sự.
Từ đó đến nay, bác sĩ Phạm Kha Ly vẫn làm việc bình thường tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ. Bà Lâm Thị Nhàn - trưởng phòng tổ chức bệnh viện - cho biết: “Bác sĩ Phạm Kha Ly đã thừa nhận có đánh vợ, tuy nhiên về mặt chuyên môn và quy chế của bệnh viện anh ấy không vi phạm. Bác sĩ này cũng đã bị bệnh viện kỷ luật cảnh cáo, bị hạ thi đua, không cho đi học chuyên khoa. Về mặt Đảng, bác sĩ Phạm Kha Ly cũng đã bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên dự bị (quyết định ngày 2-10-2013). Vụ việc cũng đã khép lại, từ đó đến nay bệnh viện chúng tôi không nhận được bất cứ yêu cầu hay văn bản nào từ công an hay tòa án về việc bác sĩ Kha Ly bị khởi tố, truy tố nên không có lý do gì để đình chỉ công tác chuyên môn đối với anh ấy”.
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Đức (thuộc Văn phòng luật sư Vạn Lý, Cần Thơ) nói một người chỉ bị coi là có tội khi đã bị tòa án xét xử và tuyên bản án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, bị can Kha Ly “chưa có tội”.
Ông Nguyễn Hoàng Đệ, chánh án TAND Q.Ninh Kiều, cho rằng do bệnh viện nơi bác sĩ Kha Ly công tác không có nghĩa vụ hay quyền lợi liên quan trong vụ án nên tòa không cần gửi công văn đến bệnh viện thông báo. Chỉ khi tòa xử xong và bản án có hiệu lực thì mới cần làm điều này.
Luật không quy định bị can bị khởi tố, truy tố (trong quá trình chờ xét xử) phải đình chỉ công tác, trong trường hợp này bệnh viện có thể tạm đình chỉ hay bố trí công việc khác nếu xét thấy ảnh hưởng tới bệnh viện. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn do quyền quyết định của lãnh đạo bệnh viện (hoặc cơ quan, tổ chức).
Bà Loan thì nói: “Tôi chờ đợi phiên tòa xử sắp tới để trả lại công bằng cho tôi. Tôi nghĩ một người chà đạp, đánh đập và nhục mạ vợ như anh Kha Ly không đủ tư cách để làm một nghề cao quý là nghề bác sĩ anh ấy đang làm”.
Cần mở rộng phạm vi chế định tạm đình chỉ người bị khởi tố Ở góc độ pháp lý, hành vi của bác sĩ Phạm Kha Ly đã bị khởi tố, truy tố về tội hành hạ vợ theo điều 151 Bộ luật hình sự là đúng pháp luật. Xét về góc độ đạo đức, xã hội không thể chấp nhận một bác sĩ có hành vi như trong kết luận điều tra đã nêu. Theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng chỉ có thể đề nghị cơ quan chủ quản ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, đồng thời người đó có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc (nghị định 59/2013/NĐ-CP). Bác sĩ Kha Ly không thuộc trường hợp nói trên, thế nhưng có bệnh nhân nào có thể an tâm khi bác sĩ điều trị cho mình lại là người có hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức như vậy? Thiết nghĩ chế định tạm đình chỉ người có dấu hiệu phạm tội cần phải mở rộng phạm vi đối với những người đã bị khởi tố bị can đang công tác ở những ngành nghề mà xã hội tôn vinh như bác sĩ, giáo viên... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận