21/12/2003 06:00 GMT+7

Bí ẩn quanh những đám mây xanh

ANH QUÝ (Theo First Science)
ANH QUÝ (Theo First Science)

TTO - Cư dân ở các vĩ độ cao và các nhà du hành vũ trụ trên trạm không gian quốc tế (ISS) thỉnh thoảng bắt gặp những dải mây phát sáng lấp lánh như điện. Các nhà khoa học vẫn còn đang tranh cãi quanh tính chất của những đám mây lộng lẫy này. Chúng là kết quả của bụi từ không gian đến hay là dấu hiệu của hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng?

D5BdPcnu.jpgPhóng to
Một đám mây xanh tại Phần Lan
TTO - Cư dân ở các vĩ độ cao và các nhà du hành vũ trụ trên trạm không gian quốc tế (ISS) thỉnh thoảng bắt gặp những dải mây phát sáng lấp lánh như điện. Các nhà khoa học vẫn còn đang tranh cãi quanh tính chất của những đám mây lộng lẫy này. Chúng là kết quả của bụi từ không gian đến hay là dấu hiệu của hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng?

Những đám mây phát sáng xanh vẫn còn là một hiện tượng mới mẻ trong khoa học. Chúng xuất hiện lần đầu trong năm 1885, 2 năm sau cơn bùng phát dữ dội nhất của núi lửa Krakatoa ở Indonesia, phủ bụi và khói lên tận độ cao 80 km.

Ban đầu, người ta cho rằng các đám mây này chỉ là kết quả của trận phun trào dữ dội này, nhưng khi bụi núi lửa lắng hết thì các đám mây vẫn thỉnh thỏang xuất hiện.Điều kỳ lạ là chúng ngày càng tiến về các vĩ độ thấp. 1 thế kỷ trước, chỉ những ai ở từ vĩ độ 50 (như vùng Siberia của Nga) trở lên mới thấy được đám mây lập lòe này. Tuy nhiên, hiện nay những người sống tại các bang miền trung nước Mỹ, chỉ cách xích đạo không xa, đã có thể quan sát chúng.

Các đám mây phát sáng này được hình thành trong tầng giữa của khí quyển, cách mặt đất từ 50km đến 85 km. Không chỉ rất lạnh (nhiệt độ trung bình là -125oC), tầng này còn khô hơn không khí tại sa mạc Sahara gấp 100 triệu lần. Màu xanh rực rỡ của các đám mây thì rất dễ giải thích: kết quả ánh sáng mặt trời bị các tinh thể nước đá phản chiếu. Điều bí ẩn là lấy đâu ra nước và bụi để tạo mây trong điều kiện khô hạn và trống rỗng như thế.

Về bụi, câu trả lời đầu tiên là từ các núi lửa. Trong các đợt phun trào mãnh liệt của mình, có lẽ chúng đã phun bụi lên đến tầm cao như vậy. Tuy nhiên, điều này không giải thích được việc các đám mây vẫn xuất hiện sau khi bụi núi lửa đã ngưng tụ hết, và do đó có ý kiến cho rằng nguồn cung cấp bụi đến từ khoảng không ngoài vũ trụ.

Nguồn nước cho các đám mây đến từ các tầng thấp hơn của khí quyển. Trong mùa hè, gió có thể thực hiện điều này, Giả thuyết đưa ra khá phù hợp với các quan sát vì các đám mây xanh chỉ xuất hiện trong mùa hè.

Việc xuất hiện thường xuyên và tiến xuống các vĩ độ thấp của các đám mây xanh có thể là dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu. Các khí nhà kính dù nung nóng bề mặt trái đất, chúng lại góp phần làm lạnh các tầng cao do nhiệt từ mặt trời phần lớn bị giữ lại ở bề mặt và các tầng thấp khí quyển. Một điều trùng hợp là thời điểm các đám mây xanh xuất hiện trùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần 2, thời điểm mà lượng khí nhà kính tăng đột biến.

Các tranh cãi và thắc mắc quanh những đám mây xanh phát sáng sẽ được giải toả phần nào trong năm 2006, khi NASA phóng vệ tinh thăm dò băng tầng giữa khí quyển (AIM), trên quỹ đạo cách mặt đất 550 km. Nó sẽ đo lường cùng lúc nhiệt độ, thành phần hoá học của các đám mây xanh, thăm dò lượng bụi trên tầng này và đếm các thiên thạch rơi xuống trái đất. Tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến sự tạo thành những đám mây kỳ ảo này được đo lường kỹ lưỡng như thế.

ANH QUÝ (Theo First Science)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên