Phóng to |
Ảnh: Tim Shaffer |
Đây là loài côn trùng thứ ba được lập bản đồ gen, sau ruồi giấm và muỗi.
Ong mật, hoặc Apis mellifera, tiến hóa chậm hơn các côn trùng khác nhưng có nhiều gen liên quan đến mùi hơn. Gene Robinson, giám đốc phân khoa nghiên cứu ong thuộc Đại học Illinois, Mỹ, một trong những người phụ trách dự án, nói: ”Trong sinh học và y sinh học, ong mật được dùng để nghiên cứu nhiều lãnh vực khác nhau, trong đó có bệnh dị ứng, sự phát triển, lão khoa, thần kinh học, tập tính xã hội và khoa nghiên cứu nọc độc. Dự án bộ gen ong mật có lợi cho nông nghiệp, nghiên cứu sinh học và sức khỏe con người”.
Với cấu trúc xã hội tiến hóa cao của hàng chục ngàn ong thợ do ong chúa cai quản, bộ gen ong mật cũng có thể đẩy mạnh việc nghiên cứu các gen liên quan đến tập tính xã hội. Nhưng các nhà khoa học nói cần phải phân tích toàn diện ong mật và các loài khác để hiểu đời sống xã hội của ong mật.
Ong chúa có tuổi thọ gấp mười lần ong thợ và đẻ tới 2.000 cái trứng/ngày. Mặc dù có não nhỏ xíu, ong mật vẫn có khả năng nhận biết sắc bén và học kết hợp màu sắc, hình dạng và mùi thơm của hoa với thực phẩm, giúp gia tăng khả năng tìm kiếm của chúng. Số gen nơi ong mật có liên quan đến mùi vượt lên trên số gen liên quan đến vị rất nhiều. Ong mật cũng có ít gen miễn nhiễm hơn so với ruồi giấm hoặc muỗi.
Ngoài ra, các nhà khoa học phân tích bộ gen của ong mật đã phát hiện loài ong này có nguồn gốc ở Phi châu là đã lan sang Âu châu trong hai cuộc di trú xưa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận