Phóng to |
Những trẻ nào cần khám mắt để phát hiện bệnh?
1. Cân nặng lúc sinh dưới 1.500g hoặc tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần (7,5 tháng).
2. Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g nhưng bị ngạt khi sinh, nằm lồng ấp, thở oxy kéo dài, có những bệnh khác kèm theo và bác sĩ sơ sinh cho chỉ định khám mắt.
3. Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g và đa thai (sinh đôi, sinh ba…).
Nói chung, trẻ sinh càng nhẹ cân hoặc tuổi thai cành nhỏ càng có nguy cơ cao bị bệnh ROP.
Diễn tiến của bệnh
Trẻ vừa sinh ra thiếu tháng chưa có bệnh ROP mà chỉ có những mạch máu võng mạc chưa trưởng thành, chưa cung cấp đủ máu nuôi võng mạc. ROP sẽ xuất hiện một thời gian sau sinh nếu mạch máu võng mạc phát triển bất thường, nghĩa là không phải tất cả trẻ sinh non đều mắc bệnh ROP. Khi có bệnh ROP, một trong 3 tình huống sau sẽ có thể xảy ra:
Bệnh nhẹ tự lành không cần điều trị gì.
Bệnh trung bình, tự lành một phần không cần điều trị, cần theo dõi lâu dài để tránh những biến chứng muộn về sau.
Bệnh nặng cần phải điều trị kịp thời, nếu không đa số sẽ gây mù vĩnh viễn.
Phương pháp phát hiện bệnh
Ở giai đoạn sớm không thể phát hiện bệnh bằng mắt thường (nhìn bên ngoài mắt vẫn bình thường), khi đã biểu hiện ra bên ngoài là bệnh đã ở giai đoạn muộn không còn chữa được. ROP cần được khám tầm soát sau khi trẻ sinh khoảng 4 tuần, bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng máy đặc biệt cùng với một thấu kính hội tụ gọi là đèn soi đáy mắt gián tiếp để đánh giá và theo dõi cho trẻ.
Biện pháp và hiệu quả điều trị
Có 2 phương pháp là lạnh đông và quang đông bằng laser, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp cho trẻ.
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, nếu bệnh nhẹ hoặc trung bình và phát hiện sớm thì kết quả khá tốt, nếu bệnh nặng thì dù có điều trị bằng phương pháp nào thì khả năng mù vẫn rất cao, nếu phát hiện trễ và bệnh đã tiến triển đến bong võng mạc thì trẻ sẽ mù vĩnh viễn. Chức năng nhìn về sau còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình phát triển của trẻ.
Tái khám và theo dõi
Vì sự an toàn cho mắt của trẻ, việc theo dõi tái khám theo hẹn của bác sĩ là rất quan trọng không thể bỏ qua. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ hẹn tái khám vài ngày, 1 tuần hay 2 tuần sau hoặc có khi cần phải điều trị ngay. Trẻ cần được khám cho tới khi qua khỏi giai đoạn nguy hiểm hay mạch máu ở võng mạc phát triển đầy đủ.
Khi trẻ có bệnh ROP, dù cho là thể nhẹ không cần điều trị, một số biến chứng muộn vẫn có thể xảy ra như lé, cận thị, tăng nhãn áp, bong võng mạc trễ, do đó theo dõi lâu dài ở một bệnh viện chuyên khoa mắt nhi là cần thiết để phát hiện và can thiệp kịp thời. Đặc biệt chú ý những trường hợp bệnh ở một mắt hoặc mắt này nặng hơn mắt kia.
Chuẩn bị trước khi đi khám mắt
Đăng ký trước ngày khám: Trước khi khám trẻ sẽ được nhỏ thuốc giãn đồng tử để bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ võng mạc, do đó cần đến nơi khám để được hẹn trước (khi đi đăng ký không cần đưa trẻ theo) và đưa trẻ đến đúng ngày giờ đã hẹn.
Nhịn bú trước khi khám ít nhất 1 giờ: trong khi khám trẻ thường khóc, để tránh hít sặc sữa gây nguy hiểm có thể gây tử vong), trẻ cần nhịn bú kể từ lúc bắt đầu nhỏ thuốc giãn đồng tử.
Mang theo tất cả các giấy tờ cần thiết (giấy ra viện, giấy giới thiệu khám mắt, giấy khám thai, siêu âm của mẹ, giấy hẹn tái khám…) vì các chi tiết liên quan đến thời gian mang thai và thời gian sơ sinh đều rất quan trọng.
Liên hệ ở đâu để được khám mắt?
Tốt nhất là trẻ được một bác sĩ sơ sinh giới thiệu khám mắt với đầy đủ chi tiết liên quan đến thời kỳ mang thai của mẹ và thời kỳ sơ sinh của trẻ.
Ngoài ra bạn có thể liên hệ những nơi sau để được hướng dẫn đăng ký khám mắt cho trẻ: Bệnh viện mắt TP. Hồ Chí Minh, phòng khám mắt (280 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. HCM) hoặc Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, phòng Kangaroo, khoa sơ sinh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận