03/06/2005 09:04 GMT+7

Bệnh tổ đĩa và cách điều trị

T. L thực hiện
T. L thực hiện

TTO - Bạn tôi bị dạng Tổ đĩa dưới chân, bệnh này bạn ấy có từ lúc nhỏ cho đến bây giờ, đã điều trị nhiều lần nhưng không khỏi. Tôi muốn biết bệnh này có điều trị được không? Điều trị ở đâu? (lequanglong)

loUqaDeE.jpgPhóng to
TTO - Bạn tôi bị dạng Tổ đĩa dưới chân, bệnh này bạn ấy có từ lúc nhỏ cho đến bây giờ, đã điều trị nhiều lần nhưng không khỏi. Tôi muốn biết bệnh này có điều trị được không? Điều trị ở đâu? (lequanglong)

- Bác sĩ Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa bác sĩ, Trung tâm Y tế quận 1): Bạn Long thân mến, Tổ đĩa là 1 bệnh thường gặp ở những nơi bị ô nhiễm hoá chất như nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, công nhân vệ sinh, công nhân cơ khí (tiếp xúc với dầu mỡ). Những yếu tố này tác động lên người có cơ địa dị ứng khiến bệnh phát sinh.

Triệu chứng: xuất hiện các mụn nước nhỏ ở bàn tay, bàn chân, thường thấy ở mặt sau ngón tay, mặt bên ngón tay, lòng bàn tay, mặt dưới, mặt bên các ngón chân, lòng bàn chân. Mụn nước sau đó xẹp đi, bong vẩy, chảy nước. Ngoài ra bệnh nhân còn thấy ngứa nhiều hoặc ít. Bệnh nhân thường gãi, gây nhiễm trùng có mủ.

Do bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng và môi trường ô nhiễm nên thường dây dưa khó dứt . Nên mang găng tay, ủng cao su khi tiếp xúc với hoá chất, nước bẩn, giữ cho bàn chân, các kẽ ngón chân luôn khô ráo.

Điều trị:

- Uống thuốc kháng dị ứng và chống ngứa như Chlorpheniramine 4mg 1viên buổi tối, ban ngày có thể uống Cetirizine 10mg 1 viên (không gây buồn ngủ như Chlorpheniramine). Uống thêm các loại vitamin như B complex C , vitamin A.

Nếu mụn nước bị vỡ có thể xức Milian để sát khuẩn tránh nhiễm trùng và uống thêm kháng sinh. Việc sử dụng corticoid , bạn nên khám chuyên khoa da liễu ( ở BV Da liễu ) để có hướng điều trị cụ thể thích hợp.

Nám da

* Tôi bị nám da. Xin cho biết nguyên nhân và cách điều trị. (banglangtim)

- BS Nguyễn Đình Sang: Nám da là 1 bệnh lắng đọng sắc tố melanin hoặc không phải melanin ở da. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng là nỗi bận tâm của nhiều người nhất là nữ về mặt thẩm mỹ.

Nguyên nhân:

- Do di truyền: nốt ruồi đen, vết bớt, vết chàm bẩm sinh

- Do nội tiết: suy tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết khi có thai (khi sinh xong vết nám sẽ hết nhưng cũng có khi tồn tại mãi mãi)

- Do chuyển hoá: nhiễm sắc tố sắt (do ứ đọng sắt trong cơ thể)

- Do dinh dưỡng: thiếu vitamin PP, thiếu vitamin B 12

- Do hoá chất: như lạm dụng mỹ phẩm, thuốc ngừa thai, thuốc sốt rét, Tetracycline…

Điều trị:

Có thể dùng vitamin C liều cao (như Laroscorbin) 1g/ngày tiêm tĩnh mạch, 2-3 ngày trong tuần, đợt điều trị 2-3 tháng. Uống thêm các vitamin nhóm B, Sagophen, Methionin. Tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng và bạn nên đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân để điều trị cho chính xác.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn hoặc online@tuoitre.com.vn.

T. L thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên