26/12/2016 13:45 GMT+7

Bệnh nấm ngoài da: Đừng xem thường

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bệnh nấm ngoài da là bệnh ở da và các cơ quan phụ cận của da (tóc, lông, móng) do nhóm vi nấm sợi ký sinh ở những mô keratin hóa của người. Môi trường ẩm thấp và kiềm hóa là điều kiện giúp vi nấm sinh sôi và truyền bệnh.

Nhận biết các bệnh nấm ngoài da

- Chốc đầu do vi nấm ký sinh ở chân tóc, da đầu làm viêm, sưng da đầu, rụng tóc.

- Hắc lào: tổn thương đầu tiên là sẩn đỏ, có bong nước, lan rộng ra chung quanh, gây ngứa. Những vết thương gần nhau tạo thành hình đa vòng.

- Vảy rồng: Bệnh kéo dài lâu năm nên thường cả một vùng da rộng lớn, da không viêm nhưng ngứa và tróc vảy xếp thành hình đồng tâm.

- Nấm kẽ: kẽ chân tróc vảy trắng mềm, để lộ da non màu đỏ bên dưới, đôi khi nứt da, nhiễm khuẩn gây đau đớn.

- Nấm bẹn: hai bên bẹn có hai mảng da đỏ hồng, ngứa, đối xứng hoặc không đối xứng có khuynh hướng lan rộng sang hai bên đùi, mông hoặc thân tùy vào loại nấm.

- Nấm móng: vi nấm bắt đầu tăng sinh từ bờ móng, sau đó ăn dần vào bên trong và lên trên, dần dần móng trở nên đục, lồi lõm, nâu đen và bị phá hủy một phần hoặc toàn phần, trơ ra nền móng xù xì, đen đầy vi nấm.

- Nấm má: bệnh thường gặp khi tiếp xúc với thú nuôi trong nhà, tổn thương ở một bên hoặc cằm má, cằm đầy những bọc mũ, râu vùng này dễ rụng.

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị

- Vết thương không rộng: thoa một trong các dung dịch sau, ngày 1- 2 lần: dung dịch BSI, dung dịch alcol iod 2%, dung dịch ASA.

-  Thuốc nam: cây kiến cò, cặn tinh dầu tràm.

Lưu ý: Khi vết thương đã lành vẫn duy trì thoa thêm 3 tuần nữa để tránh tái phát.

-  Vết thương rộng, chốc đầu, móng: uống Griseofulvin.

Phòng bệnh

- Tránh dùng chung khăn, lược, quần áo với người bệnh.

- Tránh gần gũi, tiếp xúc với thú nuôi trong nhà khi thấy chó, mèo bị rụng lông bất thường, cho đi khám thú y.

- Đi khám da liễu khi phát hiện một tổn thương mới nổi trên da. Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Các vận động viên, những người thường xuyên mang giày có thể rắc vào giày bột Talc có acid Undecylenic.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: bệnh nấm ngoài da