24/02/2010 04:39 GMT+7

Bắt mạch, tự chẩn bệnh

BS NGÔ BẢO KHOA (BV Đại học Y Dược TP.HCM)
BS NGÔ BẢO KHOA (BV Đại học Y Dược TP.HCM)

TT - Biết được ý nghĩa của mạch, bạn có thể sử dụng việc bắt mạch như công cụ đơn giản và hữu ích để theo dõi sức khỏe hằng ngày.

Ljkyen3d.jpgPhóng to

Tự bắt mạch để chẩn đoán sơ bộ bệnh tình mình trước khi đến thầy thuốc - Ảnh: N.C.T.

Trên phim ảnh, bạn thấy các đại phu (thầy thuốc) ngày trước vẫn hay bắt mạch khi thăm bệnh; để xem một người còn sống hay không người ta bắt mạch cảnh. Khi khám bệnh bác sĩ cũng thường bắt mạch. Sáng sáng y tá đến từng giường bệnh để lấy thông số mạch, huyết áp bệnh nhân và báo cho bác sĩ. Nói như vậy để thấy mạch là một thông số hữu ích và thường xuyên được sử dụng trong y học.

Mạch, cùng với thân nhiệt, huyết áp, nhịp thở là những dấu hiệu sinh tồn của một con người. Dựa vào một số đặc điểm của mạch cũng có thể biết được những vấn đề về sức khỏe và bệnh tật.

Không như đo huyết áp hay thân nhiệt cần phải có dụng cụ, bạn có thể dễ dàng xác định mạch của mình chỉ với tay không.

Tự bắt mạch quay

Mạch máu thường được sử dụng để bắt mạch là động mạch quay tại vị trí mặt trước cẳng tay, ngay phía trên nếp cổ tay, về phía ngón cái. Một số mạch máu khác cũng được sử dụng để bắt mạch là động mạch cánh tay, cảnh, bẹn, khoeo, mu chân, chày sau...

Cách bắt mạch quay như sau: lòng bàn tay để ngửa - đặt hai ngón tay là ngón trỏ, ngón giữa của bàn tay kia lên vị trí mạch quay - ấn nhẹ để cảm giác mạch đập vào đầu ngón tay.

Nếu nhịp mạch đều, đếm số mạch đập trong 10 giây rồi nhân cho 6 sẽ được số mạch đập trong 1 phút. Cần bắt mạch ở hai tay để so sánh.

Tính chất và ý nghĩa của mạch

Tần số mạch tối đa

độ tuổi khác nhau sẽ có tần số mạch tối đa khác nhau và được xác định (trên lý thuyết) như sau: Nữ giới: tần số mạch tối đa = 226 - số tuổi; nam giới: tần số mạch tối đa = 220 - số tuổi. Chẳng hạn một phụ nữ 30 tuổi sẽ có tần số mạch tối đa là 226 - 30 = 196 lần/phút.

- Tần số mạch: là số lần mạch đập trong 1 phút. Tần số mạch bình thường ở người lớn là 60 - 100 lần/phút; ở trẻ em tuổi càng nhỏ, mạch càng nhanh. Mạch nhanh khi: sốt (thân nhiệt tăng 1OC, mạch tăng thêm 8 lần/phút), lo lắng, sợ hãi, kích động, giận dữ, hoạt động gắng sức. Mạch chậm gặp ở những người khỏe mạnh, chơi thể thao, vận động viên, lực sĩ (thường tần số mạch của những người này là 40 - 60 lần/phút); gặp trong bệnh lý tim mạch (loạn nhịp), suy giáp, thương hàn...

- Kích thước mạch: nói đến áp suất đập của mạch. Mạch mạnh gặp trong hở van động mạch chủ, còn ống động mạch... Mạch yếu gặp trong hẹp van hai lá, hẹp van động mạch chủ, suy tim...

- Loại mạch: mô tả kiểu mạch đập đặc biệt. Mạch nảy mạnh, chìm nhanh gặp trong hở van động mạch chủ, còn ống động mạch, dò động tĩnh mạch. Mạch yếu, nảy và chìm chậm gặp trong hẹp van động mạch chủ.

- Nhịp: nếu khoảng thời gian giữa hai lần mạch đập không đổi thì gọi là mạch đều, khác nhau giữa các lần đập là mạch không đều. Ngoại tâm thu (mạch đang đều, đột nhiên có một nhịp sớm hơn bình thường) có thể hiện diện trong một số bệnh tim nặng, đặc biệt là khi ngoại tâm thu xảy ra nhiều lần trong một phút. Loạn nhịp hoàn toàn (mạch đập không đều và không theo quy luật nào, cái mạnh cái yếu khác nhau) thường do rung nhĩ. Mạch hụt (có những mạch quá yếu không bắt được, xen kẽ với những mạch bắt được) cũng thường do rung nhĩ.

Tóm lại, nếu nhận thấy có những bất thường về tính chất mạch, nhất là về nhịp, và bất thường này diễn ra thường xuyên thì đây là lời cảnh báo để nhờ đến bác sĩ kiểm tra.

Kiểm tra mạch khi tập thể dục

Khi gắng sức, tim sẽ đập nhanh hơn để thích ứng với tình trạng này, từ đó tần số mạch cũng tăng. Tần số mạch tối đa là số lần tim đập (mạch đập) nhiều nhất có thể trong một phút.

Đây là công cụ hữu ích để dự đoán mức độ và đánh giá cường độ vận động khi tập thể dục. Nó có thể được dùng để đánh giá bạn không tập luyện quá sức, hay được dùng để xác định mức tập luyện phù hợp với bạn.

Giữa và cuối buổi tập thể dục, bạn có thể kiểm tra tần số mạch của mình. Nếu tần số mạch lúc này không quá tần số mạch an toàn, được tính là 60% của tần số mạch tối đa, có nghĩa là bạn vận động không quá sức.

Dựa vào đó bạn điều chỉnh cường độ vận động cho phù hợp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn có bệnh tim mạch hoặc vừa mới bắt đầu tập thể dục. Chẳng hạn với phụ nữ 30 tuổi, mức vận động phù hợp là mức vận động làm tăng nhịp tim không quá 118 lần/phút (60% x 196).

Tần số mạch tối đa còn giúp xác định cường độ vận động cho các mục đích khác nhau (xem bảng). Chẳng hạn, với một phụ nữ 30 tuổi muốn giảm cân thì cần vận động với cường độ sao cho tần số mạch (kiểm tra sau khi tập) khoảng 137 lần/phút (70% x 196).

Loại vận động<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

% tần số mạch tối đa

Tập thể dục

50% - 60%

Giảm cân

60% - 70%

Tập aerobic

70% - 80%

Tập thể hình

80% - 90%

Vận động viên

90% - 100%

BS NGÔ BẢO KHOA (BV Đại học Y Dược TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên