Theo ông Ngọ, cơ quan điều tra bắt khẩn cấp Lê Nguyễn Hương Trà về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 258 Bộ luật hình sự). Ông Ngọ khẳng định việc bắt giữ bà Lê Nguyễn Hương Trà là khách quan, đúng trình tự pháp luật, có chứng cứ cụ thể.
Phóng to |
Thiếu tướng Cao Minh Nhạn, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (văn phòng phía Nam Bộ Công an), cũng nói hành vi vi phạm pháp luật của bà Hương Trà đã rõ. Tại cơ quan điều tra, bà Hương Trà đã thừa nhận viết bài sai sự thật, không có căn cứ để tung lên blog “Cô gái đồ long” của mình.
Nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết việc xử lý bà Lê Nguyễn Hương Trà xuất phát từ ý kiến chính thức của lãnh đạo Bộ Công an chứ không phải từ cá nhân vị cán bộ lãnh đạo có liên quan đến bài viết trên blog “Cô gái đồ long”.
Theo cơ quan điều tra, ngoài các bài viết sai sự thật về đời tư, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của vợ con và bản thân vị cán bộ cao cấp, bà Hương Trà còn có những bài viết xúc phạm đến cả tập thể, tổ chức của cán bộ này. Vì lẽ đó, đại diện phát ngôn của Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xác minh, xử lý theo quy định pháp luật.
Theo trung tướng Phạm Quý Ngọ, nhân vụ bà Lê Nguyễn Hương Trà bị bắt giữ về hành vi phát tán những bài viết sai sự thật trên blog, cộng đồng mạng cần hiểu rõ về việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ, cụ thể sử dụng blog cá nhân để bôi nhọ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là vi phạm pháp luật.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ cho rằng nếu việc bôi nhọ, xúc phạm xuất phát từ một đối tượng cụ thể thì tùy tính chất, mức độ có thể gửi đơn khởi kiện ra tòa để yêu cầu xin lỗi, bồi thường thiệt hại về tinh thần, vật chất hoặc gửi đơn tố cáo đến các cơ quan điều tra yêu cầu xử lý hình sự. Trong quá trình thụ lý, xác minh vụ việc, nếu cơ quan điều tra phát hiện có tính chất nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì xử lý (khởi tố vụ án, khởi tố bị can).
Trả lời câu hỏi: cùng tính chất, mức độ như nhau, đối tượng bị xúc phạm, bôi nhọ là quan chức cao cấp có được các cơ quan bảo vệ pháp luật ưu tiên quan tâm, giải quyết một cách nghiêm túc hơn so với đối tượng là công dân bình thường hay không, trung tướng Phạm Quý Ngọ khẳng định: “Tất cả mọi công dân đều bình đẳng, công bằng trước pháp luật. Mọi trường hợp vi phạm đều căn cứ vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi đó gây nên để xử lý. Người vi phạm và người bị xâm phạm đều được xem xét, xử lý bình đẳng, không ưu tiên hoặc xem nhẹ cho bên nào”.
Tin bài liên quan:
Blogger phải chịu trách nhiệm về những gì đã viếtKhi blog không còn là chuyện riêng tư Vụ kiện của Phương Thanh: Cogaidolong đồng ý nói lại về live show MưaCa sĩ Phương Thanh - Cogaidolong: Hòa giải bất thànhTòa bắt tay vào vụ ca sĩ Phương Thanh kiện CogaidolongBắt khẩn cấp blogger Cô Gái Đồ Long
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận