Phóng to |
- VN bắt đầu nghiên cứu làm MNT từ năm 1999. Đến nay chúng tôi đã tìm hiểu được công nghệ tác động vào các đám mây làm cho các hạt nước trong mây lớn lên rồi rơi xuống tạo thành mưa. Nếu có điều kiện, chúng tôi có thể làm được MNT thử nghiệm vào thời điểm này. Theo kế hoạch, đề tài sẽ kết thúc vào cuối năm 2006, sau đó sẽ hình thành dự án thử nghiệm và chính thức làm MNT phục vụ đồng bằng trung du Bắc bộ vào năm 2010.
* Vì sao lại chọn đồng bằng trung du Bắc bộ trong khi miền Trung và Tây nguyên mới là những khu vực thường xuyên bị hạn hán?
- Chọn đồng bằng Bắc bộ vì mùa khô ở khu vực này thường có nhiễu động thời tiết dẫn tới xuất hiện các đám mây đủ điều kiện làm MNT. Mặt khác, muốn làm MNT ở đâu phải có các nghiên cứu chi tiết về mây ở khu vực đó. Đến nay, chúng tôi mới chỉ có ba rađa tại Phủ Liễn (Hải Phòng), Việt Trì (Phú Thọ) và Vinh (Nghệ An) nên chỉ có thể cung cấp được các số liệu để làm MNT tại đồng bằng trung du Bắc bộ.
* Thưa ông, để làm một trận MNT sẽ tốn khoảng bao nhiêu tiền?
- Khoảng vài trăm triệu đồng là có thể làm được mưa trên diện rộng. Khâu cần nhiều tiền nhất là xác định điều kiện làm MNT, mua sắm thiết bị đo đạc, phân tích... Hiện tại, đề tài nghiên cứu này được đầu tư khoảng gần 1 tỉ đồng. Sau này nếu dự án làm MNT được phê duyệt dự kiến sẽ cần trên 100 tỉ đồng. Nhưng quan trọng nhất là lợi ích mà các trận MNT đem lại không chỉ phục vụ chống hạn mà còn góp phần làm tăng độ ẩm cho các khu rừng để chống cháy rừng, làm tăng lượng nước trong các hồ chứa thủy điện vào mùa khô, cung cấp nước cho một số ngành công nghiệp.
* Xin cảm ơn ông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận