18/09/2006 09:23 GMT+7

Báo cáo tài chính không đúng sự thật!

Nguồn: Người Lao Động
Nguồn: Người Lao Động

Buông lỏng kỷ cương trường học dẫn đến tiêu cực ở Trường THPT Gò Vấp, Lê Quý Đôn... Trường THPT Phan Đăng Lưu cũng không là ngoại lệ

WFWq9H5u.jpgPhóng to
Học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh trong giờ tan học
Buông lỏng kỷ cương trường học dẫn đến tiêu cực ở Trường THPT Gò Vấp, Lê Quý Đôn... Trường THPT Phan Đăng Lưu cũng không là ngoại lệ

Năm 2004, Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh - TP.HCM) lập ra bản báo cáo tình hình thu chi các quỹ tính từ 1-1 đến 30-9. Nhiều người trong ngành nhận xét đây là “bản báo cáo tài chính lạ”.

Bản báo cáo tài chính lạ!

Một trưởng phòng giáo dục quận tại TP.HCM cho biết việc báo cáo tài chính trong trường học không tính theo năm tài chính (1-1 đến 31-12) mà tính theo năm học. Theo đó, các trường sẽ báo cáo theo từng học kỳ. Học kỳ I từ tháng 9 đến tháng 12; học kỳ II từ tháng 1 năm sau đến tháng 5.

Tuy nhiên, ở Trường THPT Phan Đăng Lưu, việc báo cáo tình hình thu chi năm 2004 lại được tính khác: Từ 1-1 đến 30-9. Trong bản báo cáo này, trường đã liệt kê ra 4 mục thu với những con số rất cụ thể: thu học thêm ngoài giờ (tăng tiết): 704.493.400 đồng; học nghề vi tính: 190.331.500 đồng; học phí hệ A: 216.635.033 đồng và học phí hệ B: 248. 648.256 đồng.

Xem báo cáo này của Trường THPT Phan Đăng Lưu dễ nhận thấy Trường THPT Phan Đăng Lưu không tách bạch rạch ròi tài chính giữa năm học 2003-2004 và năm học 2004-2005.

Hơn 79 triệu đồng “bốc hơi”?

Chỉ tính riêng mục thu học phí hệ B là 248.648.256 đồng, sau khi chi các khoản điều tiết về sở: 2.486.403 đồng; chi cho giáo viên, công nhân viên toàn trường: 200.572.000 đồng và chi hỗ trợ ngân sách: 38.210.216 đồng, trường còn tồn quỹ 7.371.637 đồng. Nhiều giáo viên trong trường cho rằng đây là một bản báo cáo không trung thực.

Theo những tài liệu của nhà trường, năm học 2003-2004 Trường THPT Phan Đăng Lưu có 586 học sinh (HS) hệ B, trong đó con thương binh là 11 HS. Nếu cả 11 HS con thương binh được miễn 100% học phí thì còn 575 HS đóng học phí. Căn cứ vào mức học phí là 90.000 đồng tại thời điểm đó thì trong vòng 5 tháng từ tháng 1 đến tháng 5-2004 (trừ 3 tháng hè 6, 7, 8), số tiền học phí hệ B trường thu được phải là 258.750.000 đồng (575 HS x 90.000 đồng/tháng x 5 tháng).

Năm học 2004-2005, tính từ tháng 9 trường có 776 HS hệ B, trong đó 4 HS con thương binh. Nếu 4 HS này được miễn 100% thì trong tháng 9 này trường thu được 69.480.000 đồng. Như vậy, trong 6 tháng: 5 tháng của năm học 2003-2004 và tháng 9 của năm học 2004-2005 trường thu được khoảng 328.230.000 đồng, lệch 79.581.744 đồng so với con số 248.648.256 đồng như trường đã báo cáo.

Vậy, trong vòng 6 tháng, số tiền 79.581.744 đồng “bốc hơi” đi đâu?

Cắt 5 phòng học cho thuê

WT8eH2fu.jpgPhóng to
Cơ sở ngoại ngữ Asia Pacific được dành lối đi riêng trên đường Nguyễn Thượng Hiền, Q. Bình Thạnh
Trong lúc TP.HCM đang thiếu nhiều phòng học cho học sinh thì tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, từ trong hè 2006, ban giám hiệu nhà trường đã cắt 5 phòng học tầng trệt khu B mặt sau giáp đường Nguyễn Thượng Hiền để cho cơ sở ngoại ngữ Asia Pacific thuê dạy cả ngày lẫn đêm.

Những phòng này trước đây vốn là nơi bố trí các phòng vi tính, phòng lab. Nay, khi 5 phòng học này đã dành cho thuê, trường chuyển các phòng vi tính ra nơi khác, còn phòng lab chính thức bị dẹp.

Toàn bộ máy móc của phòng lab, những trang thiết bị đặc trưng cho việc dạy, học tiếng Anh đã bị đẩy vào nhà kho, đó là một sự lãng phí rất lớn. Vào năm học này, phương tiện trong giờ học tiếng Anh của học sinh hiện nay chỉ là chiếc máy cassette.

Rõ ràng, với việc làm này, ban giám hiệu nhà trường đã đi ngược lại với quyền lợi học sinh và làm trái quy định của Nhà nước trong việc sử dụng cơ sở vật chất của ngành giáo dục.

HUY LÂN

Nguồn: Người Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên