01/04/2004 12:12 GMT+7

Bản trường ca đầu tiên của Trịnh Công Sơn

Theo Phụ Nữ TP.HCM
Theo Phụ Nữ TP.HCM

Với sự phát hiện Dã tràng ca, chúng ta lại tìm thấy thêm một chân dung Trịnh Công Sơn, vẫn yêu đời, yêu người và nặng lòng với dân tộc như chính ông đã viết trong Chốn ấn náu cuối cùng - chương 13 của tác phẩm: Đốt đêm dài nghe ngóng tình yêu, nghe dã tràng xuống hai vai gầy, đốt cơn buồn đi đến tình yêu, gọi tình yêu vào...

m8Vo2T16.jpgPhóng to
Tác phẩm Trăng thiên cổ của họa sĩ Bửu Chỉ - Ảnh: Đ.Thắng
Với sự phát hiện Dã tràng ca, chúng ta lại tìm thấy thêm một chân dung Trịnh Công Sơn, vẫn yêu đời, yêu người và nặng lòng với dân tộc như chính ông đã viết trong Chốn ấn náu cuối cùng - chương 13 của tác phẩm: Đốt đêm dài nghe ngóng tình yêu, nghe dã tràng xuống hai vai gầy, đốt cơn buồn đi đến tình yêu, gọi tình yêu vào...

Một năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn giã từ cõi tạm, lần đầu tiên nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã công bố tác phẩm Dã tràng ca - bản trường ca đầu tiên của nhạc sĩ được sáng tác từ những năm 1964 khi Trịnh Công Sơn đang là giáo sinh của trường Sư phạm Quy Nhơn.

zkf0Cou7.jpgPhóng toDã Tràng ca 40 năm sau do Ánh Tuyết và ban nhạc ATB trình diễn - Ảnh: T.T.D.Bản trường ca đầu tiên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm ông 23 tuổi có tên Dã tràng ca sẽ được ca sĩ Ánh Tuyết và Ban nhạc ATB trình diễn vào hai đêm 1 và 2-4 tại TP.HCM

Trong khuôn khổ của một phòng trà, ca sĩ Ánh Tuyết chỉ dám gọi đây là một chương trình hợp ca nhưng được phối, bè theo hợp xướng do chính chị làm người lĩnh xướng, cùng 13 thành viên của ATB.

Dã tràng ca gồm hai phần, 13 chương: Lời biển vọng, Tiếng hát của dã tràng, Bãi cát chiều và lời vỗ về của người khách lạ, Niềm đau vô vàn của thân phận, Lời nói trên không (Dã tràng 1), Tuổi 20 vào đời, Niềm đau khoảng không, Bốn mùa và tuổi đó, Chốn nương náu, Lời buồn thánh, Bốn mùa là niềm vô vọng, Ngỏ ý, Chốn ẩn náu cuối cùng (Dã tràng 2).

Giã từ căn nhà nhỏ thuê ở dưới chân nhà thờ Phú Cam (Huế) để vào Quy Nhơn như một cách để trốn lính và cũng để kiếm sống, giã từ cả những tình yêu đầu đời với những cô gái khuê các xứ thần kinh, Trịnh Công Sơn lại tìm thấy ở các tác phẩm của văn hào Pháp A.Camus một tinh thần hiện sinh, một chủ nghĩa phi lý để chiêm nghiệm về thân phận người. Dã tràng ca đã ra đời từ trong suy tưởng nghệ thuật đó.

Tạm coi như "thất lạc" 40 năm qua, nhưng Dã tràng ca vẫn được những giáo sinh của niên khóa 1964 lưu giữ bằng những trang giấy chép tay và cả bằng ký ức.

Trong khi đang tập hợp những người thuộc Dã tràng ca để ghi lại từng bài ca thì may mắn có ông Nguyễn Hồ - một người học cùng khóa của Trịnh Công Sơn, đã thông báo với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: "Hồi tập hát Dã tràng ca ở Quy Nhơn, các bạn có ghi cho mình một bản, hiện bà xã mình vẫn còn giữ!".

SatX2sbE.jpgPhóng to
Trịnh Công Sơn chỉ huydàn hợp xướng Dã tràng ca năm 1964
Ông Nguyễn Đắc Xuân xúc động: "Có người bảo tôi, có lẽ Trịnh Công Sơn muốn giao ông làm việc này nên ông mới may mắn đến như vậy! Nếu đó là sự thật thì hân hạnh cho tôi biết mấy!".

40 năm sau kể từ ngày Trịnh Công Sơn sáng tác và chỉ huy dàn hợp xướng của giáo sinh Sư phạm Quy Nhơn biểu diễn trong buổi lễ tốt nghiệp ra trường, phòng trà ca nhạc ATB của ca sĩ Ánh Tuyết sẽ tổ chức chương trình Dã tràng ca.

Theo Phụ Nữ TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên