11/11/2013 08:00 GMT+7

Bàn phím văn học

F.A.Q. (lamdienpv@yahoo.com)
F.A.Q. (lamdienpv@yahoo.com)

AT - Chúng tôi thấy trong bài ca dao sau đây có điểm lạ là xuất hiện hai câu chữ Hán. Xin BPVH giải thích nghĩa hai câu này. Và có thể cho biết tại sao ca dao của người Việt lại có hai câu chữ Hán chen vào như vậy không:

- Con vịt nó kêu “cặp cặp”Nó kêu không hồi không chặpNó kêu khắp cả dòng sôngNó kêu đào hoa giang thượng tương chiếu hồngNguyện làm sao đó vợ đây chồng cân đôiĐành rằng nước chảy bèo trôiTuy rằng nó kêu “cặp” nhưng mồ côi một mình

- Con gà nó kêu “chiếc chiếc”Nó kêu như tha như thiếtNó kêu riết cả năm canhNó kêu giang đầu lưu thủy bất vị thanhTrời kia sao khéo để duyên lành nhởn nhơMay mô hội ngộ tình cờTuy rằng nó kêu “chiếc” nhưng bây chừ thành đôi.

(Phan Tử - TP.HCM)

- Trong bài ca dao trên đây, hai câu chữ Hán là “đào hoa giang thượng tương chiếu hồng” và “giang đầu lưu thủy bất vị thanh”. Câu thứ nhất xuất hiện trong ngữ cảnh là lời của con vịt, còn câu thứ hai là lời của con gà. “Đào hoa giang thượng tương chiếu hồng” nghĩa là: Trên sông [cùng với] hoa đào soi sắc hồng. Còn câu giang đầu lưu thủy bất vị thanh thì không rõ nghĩa. Bởi đây là câu chữ Hán, nhưng lại viết bằng chữ quốc ngữ, nên không thể biết chính xác chữ nào nghĩa gì. Chẳng hạn chữ “vị” trong câu này rất khó giải thích, vì chữ Hán có rất nhiều chữ đều được đọc là “vị” nhưng nghĩa từng chữ khác nhau.

Chúng tôi ngờ rằng chữ vị này có thể là chữ “dị” do âm đọc của người miền Trung và miền Nam không phân biệt vị / dị, nên lâu ngày ghi chép từ dị thành vị. Hiện thời chúng tôi chưa tìm ra bản sách nào in câu này với chữ “dị” nên đây chỉ là đoán định. Nếu là chữ “dị”, thì câu “giang đầu lưu thủy bất dị thanh” nghĩa là: Đầu nguồn [cùng với] nước chảy không khác tiếng. Xét trong văn cảnh, cả hai câu được dùng lối so sánh thậm xưng do chủ thể là con vịt và con gà phát ngôn: con vịt sánh mình với sắc hồng của hoa đào cùng soi trên mặt sông; con gà sánh tiếng kêu của mình không khác với tiếng nước chảy đầu nguồn.

* Xin BPVH cho biết bài thơ của Lương Hữu Khánh làm được chép trong giai thoại qua sông cùng với nhà sư, với những câu như “Đầy hòm kinh sử níp kim cang, sư tớ nay đò một chuyến sang...” là thơ Nôm hay có nguyên tác chữ Hán. Nếu có xin chép giúp bài nguyên tác chữ Hán và một bản dịch mà BPVH cho là hay. Rất cảm ơn!

(letrong_nhan@)

- Bài này theo Công dư tiệp ký thì có nguyên tác chữ Hán, như sau:

Thác trung kinh sử níp kim cangNgã nhĩ kim đồng phiếm nhất hàngHội xỉ cù đàm khanh sái lạcVị long đài các ngã cao tườngDi biên nhĩ thượng vưu Hàn DũVãng sự ngô do hận Thủy HoàngNhất đán tương phùng tùy tiễn biệtNhĩ thành bồ tát ngã vinh xương.

Bản dịch thì chính bản mà quý vị dẫn ra được xem là khá nhất rồi:

Đầy hòm kinh sử níp kim cangSư, tớ nay đò một chuyến sangTrong hội Cồ Đàm, người phóng đạt, Giữa miền đài các, tớ xênh xang. Lời xưa, sư hẳn căm Hàn Dũ Việc cũ, nho ta oán Thủy Hoàng Chốc lát gặp nhau rồi tạm biệt Sư thành Bồ quả, tớ Văn Xương.

I9s0JmeK.jpgPhóng to

Áo Trắng số 20 ra ngày 1/11/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

F.A.Q. (lamdienpv@yahoo.com)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Bàn phím văn học