Xin cảm ơn BPVH! (T.Đ.Q - Bình Thuận)
- Chúng tôi đã tìm được trên báo Cứu Quốc số ra ngày 6-4-1946 có đăng bài Bản đồ nước Việt của Đoàn Văn Cừ. Đây là một tác phẩm ít ai biết của Đoàn Văn Cừ. Trong các tập hợp thơ của Đoàn Văn Cừ lâu nay, BPVH cũng không thấy. Toàn văn bài thơ như sau:
Tôi sẽ giữ suốt đời trong trí nhớQuãng ngày xanh học tập tại quê hươngTrong căn nhà nho nhỏ dưới cây bàngCó tấm biển đề “An thôn học hiệu”Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếuTrên non sông, làng mạc, ruộng đồng quêChúng tôi ngồi yên lặng lắng tai ngheTiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sửThầy tôi bảo: “Các em nên nhớ rõNước chúng ta là một nước vinh quangBao anh hùng thủa trước của giang sanĐã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.Các em phải đêm ngày chăm chỉ họcĐể đêm ngày nối được chí tiền nhânTa chắc rằng sau một cuộc xoay vầnDân nước Việt lại là dân hùng liệtTa tin tưởng không bao giờ tiêu diệtGiống anh hùng trên sông núi Việt NamBên những trang lịch sử bốn nghìn nămĐầy chiến thắng vinh quang, đầy máu thắmTa sẽ phải suốt đời đau uất hậnNếu Việt Nam địa giới phải chia rời,Dân Việt Nam huyết mạch rẽ đôi nơiNgười Nam, Bắc không cùng chung cỗi rễTa nhất định không bao giờ chịu thếNúi sông nào của nước Việt Nam!”Tiếng thầy tôi suốt buổi học vangTrên án sách, bên những hàng cửa kínhGiờ tôi tưởng như đương ngồi dự thínhThầy tôi đương hùng biện giữa thanh niênĐương quyết vì quyền lợi giống Rồng TiênĐòi giữ vững bản đồ non nước Việt.
* Chúng tôi đang tìm lại một phóng sự của Tô Hoài, được gọi là phóng sự đường rừng, viết vào khoảng những năm 1940, về đề tài người dân tộc vùng cao phía bắc, có tên Chín mươi chín ngọn núi thì phải. Xin cho hỏi hiện nay phóng sự này có thể tìm được ở đâu? Và nếu không, BPVH cho biết một số thông tin về tác phẩm này mà BPVH có được? Xin cảm ơn! (truonggiang_do@)
- Đúng là nhà văn Tô Hoài có viết phóng sự về người dân tộc vùng cao, tên của loạt bài này là Quốc dân thiểu số dưới ách thực dân: Trong chín mươi chín ngọn núi và được giới thiệu là “Phóng sự đường rừng của Tô Hoài”. Loạt bài này xuất hiện lần đầu trên báo Cứu Quốc - tờ báo của Tổng bộ Việt Minh - khi báo này chuyển từ 2 trang/ kỳ lên 4 trang/ kỳ. Phóng sự Quốc dân thiểu số dưới ách thực dân: Trong chín mươi chín ngọn núi khởi đăng từ số Cứu Quốc 296 (ra ngày 19-7-1946), từ đó, loạt phóng sự này chiếm 1 phần trang 3 của các kỳ: 297 (20-7-1946), 298 (21-7-1946), 299 (28-7-1946), 301 (25-7-1946), 303 (27-7-1946), và 305 (30-7-1946). Trong kỳ đầu tiên, bài phóng sự này có đoạn:
“Người Tây thực dân khôn ngoan đã vào làm ăn trong này từ ba mươi năm nay. Bởi vậy giữa rừng hoang đã mọc lên những cánh ruộng phì nhiêu, những cơ nghiệp đồ sộ. Ở đấy, người thực dân đã bắt dựng lại cả một thời phong kiến, có dân nô lệ, có ông vua bà chúa thở ra khói nói ra lửa, nắm quyền sống chết của cả một vùng trong tay. Đã ba mươi năm họ sống vương tướng như vậy!
Rồi sự thế xoay vần, một lần Nhật chiếm Việt Nam, một lần Việt Nam khởi nghĩa... Tất cả những đồn điền của thực dân, ở Lạc Thủy cũng như ở Sơn Tây, Bắc Giang, Thái Nguyên hay trong những Cao Nguyên Mọi ở Nam Trung bộ, thốt nhiên nằm vào cái thế không có chủ...”.
Hiện nay, chúng tôi không rõ ở đâu còn lưu những tờ báo của Việt Minh buổi đầu như thế này. Quý bạn đọc thử liên hệ với Thư viện Quốc gia (Hà Nội) xem sao.
Áo Trắng số 17 ra ngày 15/09/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận