(phannguyen_hoang@)
- Chúng tôi tìm được bài Trân trọng quá khứ của Kỳ Lâm đề ngày 18-12-1991, có lẽ đúng là bài mà quý vị cần, như sau:
Trong câu chuyện phiếm về các vụ phá hoại di tích văn hóa gần đây, một anh bạn nói:
- Do chính quyền vô trách nhiệm, điều đó quá rõ. Nhớ lại hồi tôi còn nhỏ, ở miệt quê, mấy anh xã xệ, coi vậy mà có ý thức lắm. Đừng nói đình chùa miếu mạo, ngay cả những cái miễu âm hồn ở ngã ba đường, mấy ảnh cũng để mắt trông coi. Để kể anh nghe một chuyện ở xã Vĩnh Tế, quê tôi mới đây. Lâu rồi, tôi có được đọc một bản văn bia do Thoại Ngọc Hầu lập, ghi chép công tích của địa phương đã bỏ ra để làm con kênh và con đường ấy. Lời văn trau chuốt, xúc động, do cụ Ca Văn Thỉnh biên dịch. Trong chiến tranh, tấm bia ấy bị thất lạc. Một học giả miền Nam liền cất công đi tìm và đã tìm được phần trang trí đầu bia. Chính quyền thời đó lưu giữ trong lăng thờ Thoại Ngọc Hầu. Sau giải phóng, hai mảnh bia vẫn còn. Cách nay mấy năm một cán bộ văn hóa xã - anh Tôn - phát hiện chúng đã biến mất. Anh bèn ra sức tìm kiếm. Một năm, hai năm... và anh đã tìm được: Một bác nông dân trú mưa trong lăng, thấy hai mảnh đá phẳng phiu không hiểu mô tê gì, bèn bê về kê lu nước! Anh Út Tôn, văn hóa chẳng bao nhiêu, nhưng do tấm lòng trân trọng quá khứ, nên đã cứu được một bảo vật của đất nước. Anh nghĩ coi, di tích về một danh nhân như Thoại Ngọc Hầu nay còn lại mấy thứ! Xem ra những người ít văn hóa lại ít để văn hóa mất đi.
Im lặng một lúc, rồi anh mỉm cười, nói tiếp:
- Có lần một nhà thơ, thứ trưởng Văn hóa, than phiền với vị Bộ trưởng một ngành hữu quan về chuyện người ta san núi Sam để lấy đá, hòn núi đẹp duy nhất ven bờ sông Hậu, thì vị này bèn gạt đi ngay tức khắc: “Lo cho cái bụng đã, khi nào no bụng rồi, hãy nói chuyện văn hóa, nhé!”.
* Chúng tôi từng nghe câu chuyện về “Cáo tồn”, tức là thông báo còn sống. Ngoài trường hợp Tản Đà và Mai Lâm được nhiều người biết, có nghe còn một chuyện được Lãng Nhân thuật lại, có cả một bài thơ về chuyện đó, nhưng chúng tôi không tìm được bài thơ Cáo tồn ấy. BPVH có thể tìm giúp chúng tôi bài thơ này không? Nếu được xin cho biết đôi nét về câu chuyện cáo tồn dẫn đến sự ra đời bài thơ ấy. Cảm ơn!
(Huỳnh Lưu - Bình Thuận)
Câu chuyện này từng được chép trong tập Cáo tồn của Lãng Nhân, đoạn liên quan đến bài thơ nhắc ở trên này như sau:
“Gần đây, Lãng Nhân thốt nhiên lâm kịch bệnh, trong mấy ngày liền chơi vơi giữa hai cõi, được các bằng hữu đến thăm hỏi ân cần, xiết bao cảm kích. Khi bệnh đã thuyên, trong lúc vô liêu chợt nhớ lại một chuyện: Ba mươi năm trước đây, ông Trần Tán vốn tin vào tướng số, những tưởng tháng tám năm ấy thì từ trần vì bệnh hậu bối, hay đâu sau lại qua khỏi, có làm bài thơ Cáo tồn, thay vì cáo phó, xin nhắc lại như sau:
Bướu mọc cùng thêm ruột xót đauChẳng thà vùi trước khỏi nhơ sauSinh ra đất Việt làm tôi PhápLỡ tại nhà Nho học chữ TàuKiếp nặng chửa tan kềnh một giấcĐời thừa còn góp sống năm châuĐã qua tháng tám mà không chếtThầy số năm xưa cũng lắc đầu!”.
Áo Trắng số 6 ra ngày 1/04/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận