10/12/2005 07:02 GMT+7

Bài thuốc từ hoa đinh hương

Theo Sức khỏe & đời sống, 24h
Theo Sức khỏe & đời sống, 24h

Trong Đông y, hoa đinh hương thường được dùng chữa các chứng bệnh như nấc, nôn, tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng do lạnh, đau răng... Nụ đinh hương tốt có mùi thơm, màu hơi vàng nâu và rắn; loại màu đen và có mọt là kém hoặc đã để quá lâu.

Eui0Be5P.jpgPhóng to
Hoa đinh hương
Trong Đông y, hoa đinh hương thường được dùng chữa các chứng bệnh như nấc, nôn, tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng do lạnh, đau răng... Nụ đinh hương tốt có mùi thơm, màu hơi vàng nâu và rắn; loại màu đen và có mọt là kém hoặc đã để quá lâu.

Theo dược học cổ truyền, đinh hương vị cay, tính ấm, vào bốn đường kinh Phế, Tỳ, Vị và Thận, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), noãn thận (làm ấm thận), kích thích tiêu hóa.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy đinh hương có tác dụng dược lý khá phong phú. Nó ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn (như trực khuẩn lỵ, thương hàn, phó thương hàn, bạch hầu, than, e.coli, tụ cầu vàng), chống viêm loét đường tiêu hóa, kích thích tiết dịch mật và dạ dày nên thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đau, chống viêm...

Một số bài thuốc:

Xuất tinh sớm: Đinh hương 20 g, tế tân 20 g đem ngâm với 100 ml rượu 75%, sau nửa tháng thì dùng được. Khi dùng, lấy dịch thuốc xoa lên đầu dương vật, sau chừng vài phút có thể hành sự.

Bệnh khớp: Đinh hương 20 g, long não 12 g, cồn 90 độ 250 ml. Ngâm 7 ngày đêm, lọc bỏ bã. Khi dùng, lấy bông thấm thuốc nắn bóp nơi đau nhức, mỗi ngày 2 lần.

Hôi nách: Đinh hương 18 g, hồng thăng đơn 27 g, thạch cao 45 g. Tất cả tán thành bột thật mịn, trộn đều, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày lấy một chút bột thuốc thoa đều vào nách, làm liên tục trong 5 ngày.

Sưng đau chân răng: Đinh hương, xuyên tiêu lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, thêm ít băng phiến, trộn với mật ong, bôi hàng ngày.

Viêm loét miệng: Đinh hương 5 g tán thành bột mịn, ngâm với nước sạch, sau 4 giờ thì dùng được, lấy tăm bông thấm dịch thuốc bôi vào vết loét.

Viêm xoang, hơi thở hôi, hắt hơi, sổ mũi: Dùng đinh hương bọc vào bông, thỉnh thoảng nút vào mũi.

Nứt đầu vú: Đinh hương 5 g tán bột, đường đỏ 5 g, hai thứ trộn đều, chế thêm 1 chén rượu trắng; đem đun cho thật khô rồi lại tán mịn, hòa với dầu vừng, bôi lên tổn thương.

Viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là vùng mũi, xoang mặt: Tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạch đàn, menthol, trần bì, hạt mùi, natri bicarbonat, acid citric trộn đều, làm thành viên to. Mỗi lần xông họng 2-3 g. Có thể hòa vào nước, ngậm súc để cho tinh dầu bay lên.

Nấc và nôn do hư hàn: Đinh hương, thị đế, nhân sâm, sinh khương mỗi vị 9 g, sắc uống. Hoặc: Đường trắng 250 g gia một chút nước rồi đun nhỏ lửa cho chảy hết, cho gừng tươi giã nát 30 g, đinh hương 5 g vào đun cho đến khi tạo thành dạng keo, sờ tay không dính là được. Đổ ra khay có thoa dầu lạc, đợi nguội rồi cắt thành 50 miếng nhỏ, mỗi ngày ăn một vài miếng sau bữa cơm.

Thổ tả: Đinh hương 2 nụ, rượu vàng 50 ml, cho vào chén hấp cách thủy trong 10 phút, sau đó bỏ bã uống rượu.

Liệt ruột cơ năng: Đinh hương 30-60 g tán bột, trộn với rượu mạnh hoặc nước rồi đắp vào vùng rốn (đường kính chừng 6-8 cm), dùng băng cố định. Hoặc: Đinh hương, mộc hương, nhục quế, xạ hương tất cả tán bột, đắp vào rốn.

Đi lỏng: Đinh hương 30 g, xa tiền tử sao 20 g, tất bạt 10 g, hồ tiêu 5 g, nhục quế 5 g. Tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín, mỗi lần lấy 100 mg bột thuốc hòa nước đắp vào rốn, dùng băng cố định lại, 1-2 ngày thay thuốc một lần.

Hoặc: Đinh hương 5-10 g, nhục quế 4-6 g, mộc hương 5-10 g, tất cả tán thành bột mịn, đắp vào rốn. Hoặc: Đinh hương 3 g, sa nhân 6 g, bạch truật 12 g, tán bột, uống mỗi lần 2-4 g, ngày 2-3 lần.

Theo Sức khỏe & đời sống, 24h
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên