- Lạm phát là mối quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn của nhiều nước, đây là một lo lắng lớn của các nước trong khu vực châu Á.
Các nước bắt đầu thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ. Đây là hệ quả từ khủng hoảng của năm 2008, khi một lượng tiền khổng lồ được các nước bơm ra để kích cầu kinh tế, dẫn đầu là Trung Quốc. Hiện Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng lãi suất. Việt Nam và một số nước khác cũng đã thắt chặt chính sách tiền tệ, lạm phát trở thành một làn sóng lớn ở châu Á.
Trong năm 2011, tỉ lệ tăng trưởng sẽ giảm xuống một chút vì lạm phát, nhưng tỉ lệ tăng trưởng ở châu Á vẫn còn rất khả quan. Năm ngoái châu Á tăng trưởng 8,6% và năm nay khoảng 7,3%, nhưng tôi vẫn tin luôn có một sự phát triển sôi động ở châu Á.
* Từ quý 2-2011, VN hướng đến điều chỉnh các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường. Theo ông, điều này có ảnh hưởng đến nỗ lực kiềm chế lạm phát của VN?
- Trước tiên chúng ta đều hiểu sự điều chỉnh này không thể xảy ra một sớm một chiều. Và cách VN đang thực hiện để điều chỉnh giá bằng với các nước xung quanh là thích hợp và đúng đắn. Nhưng tốc độ của việc điều chỉnh là vấn đề phải được cân nhắc và quyết định.
Vì nếu để giá quá thấp sẽ gây nên gánh nặng cho Chính phủ, còn giá quá cao sẽ dẫn đến lạm phát, có thể gây khó khăn cho người nghèo. Việc thay đổi này cần thực hiện tùy tình hình từng nước, phải điều chỉnh được sự cân bằng và đây là điều mà mỗi nhà nước phải tự quyết định, nhưng nói chung VN đang đi đúng hướng.
Đối phó với thách thức Cuộc họp thượng đỉnh hằng năm vào tháng 5-2011 tại Hà Nội sắp tới, chúng tôi sẽ đề cập nhiều về thách thức, sự phát triển, tiềm năng và đưa ra thực tế những thách thức mà châu Á phải đối mặt: thách thức vấn đề môi trường sống, tăng trưởng trong chất lượng và những thách thức mà chính phủ các nước sẽ đối mặt. Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta nghĩ về một châu Á tương lai. Chúng tôi sẽ bàn thảo về những thay đổi cần phải thực hiện ngay lập tức và cả những thách thức sắp tới.
|
* Thách thức của các nước châu Á hiện nay, trong đó có VN, là làm sao cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. Với đặc thù của một quốc gia đang phát triển, theo ông, VN cần làm gì để có được sự phát triển bền vững?
- Chúng tôi tin rằng có ba điều mà VN cần phải làm ngay.
Thứ nhất là tăng cường đầu tư cho giáo dục. Một đất nước chỉ có thể làm nên những thay đổi lớn khi có một lực lượng lao động có thể đáp ứng với những thay đổi. Điều này đã được chứng minh từ những nước phát triển.
Tôi nhấn mạnh giáo dục rất quan trọng, không chỉ tiểu học, trung học mà còn cả đại học và đào tạo nghề, mọi công dân cần được xây dựng những kỹ năng xuyên suốt quãng đời của mình.
Thứ hai là tiếp tục tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Cũng như những thứ khác, bất kỳ quốc gia nào cũng cần có những con đường, mạng lưới đường sắt, sân bay, viễn thông, điện thoại... được xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội với chất lượng tốt.
Thứ ba là điều hành của chính phủ. Cần có một hệ thống quản lý mà chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội có một phần trách nhiệm trong các hoạt động, mọi thứ đều phải minh bạch. Khi một dự án nào đó chậm so với tiến độ, cần phải có người giám sát và đặt câu hỏi tại sao nó lại bị chậm.
Điều gì xảy ra với kinh phí do chính phủ cấp? Làm thế nào nó đã được sử dụng hiệu quả?... Và tôi tin một đất nước muốn tránh được loay hoay luẩn quẩn đói nghèo cần phải thực hiện đầy đủ ba yếu tố: giáo dục, cơ sở hạ tầng và điều hành chính phủ minh bạch. Có thể có nhiều điều cần phải làm nữa nhưng theo quan điểm của tôi ba điều này quan trọng nhất.
* Vậy ông đánh giá các dự án sử dụng nguồn vốn từ ADB tại VN được thực hiện như thế nào?
- Chúng tôi hài lòng với tiến độ hoàn thành của VN nhưng chúng ta không bao giờ tự bằng lòng. Không ai, kể cả VN, có thể làm tốt tất cả, chúng ta cần làm tốt hơn khi thực hiện các dự án. Bởi các dự án càng sớm thực hiện thì lợi ích đem lại cho cộng đồng càng nhanh.
Nhưng cũng phải nhìn thực tế, chúng ta cần đảm bảo tiến độ dự án và cũng cần cam kết về chất lượng công trình. Văn phòng của chúng tôi tại Hà Nội làm việc rất chặt chẽ với Chính phủ VN để tìm hiểu điều gì có thể tiếp tục cải tiến tốt hơn nữa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận