![]() |
Nam giới thì nếu ở nông thôn quần ta, áo nâu; cán bộ có thể có thêm áo đại cán, ở thành phố trang phục của nam giới là quần âu được may bằng vải kaki Nam Định; áo xanh công nhân khá hơn có thể là xanh Sĩ Lâm (Trung Quốc).
Mãi sau này mới có thêm các loại vải nilông và simi- li. Trong hoàn cảnh ấy, một số chị em trẻ ở thành phố do nhu cầu làm đẹp cho bản thân, có những kiểu áo hơi khác đi; đầu phi-dê. Cũng tương tự như vậy ở một số thanh niên nam mặc quần bó sát người; áo có các loại hoa hoặc chim cò... (về sau này còn có thêm quần ống loe; nam thanh niên để tóc dài...).
Tất cả những “phá cách” trong đầu tóc, ăn mặc ấy lúc bấy giờ bị xã hội nhìn với con mắt thiếu thiện chí. Vì thế người ta hay dùng câu “Áo ve sầu - Đầu súp lơ” hay quần ống tuýp, áo chim cò... để chê trách nhóm người này. Âu cũng là quan niệm của một thời!
NGÔ HIỀN (<?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam Định) <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Tuổi Trẻ Cười số 355 (ra ngày 1-05-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận