28/02/2008 06:12 GMT+7

Áo cà sa là áo như thế nào?

TÔ NGỌC BẢO (Hà Nội)
TÔ NGỌC BẢO (Hà Nội)

TTC - Vẫn quyển từ điển “Từ nguyên” giải nghĩa đã nói trong QMC của TTC số 15-12-2007 giải nghĩa từ “áo cà sa” (trang 13) như sau:

scWgyqgX.jpgPhóng to
TTC - Vẫn quyển từ điển “Từ nguyên” giải nghĩa đã nói trong QMC của TTC số 15-12-2007 giải nghĩa từ “áo cà sa” (trang 13) như sau:

“... Cà sa ở nước ta là áo nâu sòng, năm thân, tay thụng”. Và sách đã dẫn còn nói thêm: “Nhiều người thấy trong các buổi lễ có những vị sư mặc áo thụng nhiều màu sắc cho đó là áo cà sa. Không phải như thế”.

Ý cô Tú thế nào?

- Từ cà sa do tiếng Phạn Kasaya nghĩa là màu xấu xí. Áo bằng vải thô nhuộm vàng nghệ, vàng đất. Khoảng 40 năm gần đây, các tu sĩ Phật giáo ở VN (miền Nam) dùng vải tốt, màu vàng tươi hoặc màu cam.

Gọi là áo, chứ thật ra chỉ là một miếng vải hình chữ nhật, không có tay. Khi mặc chỉ cần choàng qua vai và quấn quanh người gọi là đắp y. Chỉ những người xuất gia từ 18 tuổi trở lên, đã thụ giới Tỳ kheo mới được mặc cà sa. Mới thụ giới thì mặc cà sa trơn. Càng thâm niên thì áo cà sa có may thêm nhiều ô hình thoi (gọi là áo có lát chả). Áo cà sa chỉ mặc khi làm lễ. Thường thì các tu sĩ mặc áo dài, có tay, có hai vạt trước và sau, màu nâu hoặc màu lam, gọi là áo nhật bình.

Còn những kiểu áo năm thân, tay thụng, nhiều màu gì đó chắc là mốt thời trang kinh dị dành cho các vai pháp sư, yêu đạo trong cải lương tuồng chèo, chứ cô Tú chưa từng thấy sư sãi nào mặc ở chùa bao giờ.

pttgRqUY.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 344(ra ngày 15-01-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

TÔ NGỌC BẢO (Hà Nội)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên