08/08/2012 04:27 GMT+7

Anh chi hơn 470 tỉ đồng cho mỗi chiếc HCV

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TT - Một HCV tại Olympic 2012 có đường kính 85mm, dày 7mm và nặng khoảng 410 gam nhưng chỉ có 6 gam vàng (6,66 triệu đồng). Ước tính HCV tại Olympic 2012 trị giá khoảng 450 bảng Anh (13,562 triệu đồng).

Nhưng để có chiếc HCV như thế, các quốc gia cần phải chi bao nhiêu tiền để đầu tư cho các VĐV?

3P7StXxH.jpgPhóng to
Andy Murray đã mang về cho nước Anh chiếc HCV ở Olymic London dù không nhận được khoản tiền đầu tư nào Ảnh: Reuters

Để tìm đáp án, Hãng tin BBC đã lấy đoàn chủ nhà Anh làm “mẫu” khi thống kê số tiền Chính phủ Anh đã chi cho thể thao và số HCV mà họ đạt được trong những năm qua. Trước khi đưa ra những con số cụ thể, cần phải kể đến câu chuyện tại Olympic Atlanta 1996, đoàn thể thao Anh chỉ đoạt HCV duy nhất. Điều này khiến Chính phủ Anh “nóng mặt” quyết định sử dụng nguồn quỹ từ hệ thống xổ số quốc gia để đầu tư vào thể thao nhằm cải thiện thành tích ở các kỳ Olympic.

Sau đó, để chuẩn bị Olympic Athens 2004, Chính phủ Anh chi khoảng 60 triệu bảng và họ đoạt 11 HCV. Với kết quả này, ước tính mỗi chiếc HCV trị giá khoảng 5,45 triệu bảng (178 tỉ đồng). Đến Olympic 2004, số tiền này tăng lên 70 triệu bảng nhưng họ chỉ đoạt 9 HCV. Lúc này giá trị mỗi chiếc HCV được nâng lên 7,8 triệu bảng (khoảng 255 tỉ đồng). Ở Olympic Bắc Kinh 2008, Chính phủ Anh chi 235 triệu bảng Anh và đoạt 19 HCV, ước tính 1 HCV trị giá 12,4 triệu bảng (405 tỉ đồng).

Tại Olympic London 2012, Chính phủ Anh chi 264 triệu bảng. Nếu tính con số 18 HCV đến thời điểm này, giá trị mỗi HCV khoảng 14,66 triệu bảng (470 tỉ đồng). Trong số các môn được đầu tư cho Olympic London, môn bắn súng tỏ ra hiệu quả hơn cả khi chỉ được đầu tư khoảng 2,5 triệu bảng nhưng đã mang về 1 HCV. Đặc biệt, tay vợt Andy Murray đã mang về cho nước Anh chiếc HCV mà không nhận được khoản tiền đầu tư nào.

Theo thống kê của giáo sư quản lý thể thao Trường đại học Michigan Stefan Szymanski, đoàn Mỹ đã đoạt 15% số huy chương ở Olympic từ trước đến nay, các quốc gia châu Âu đoạt 60% và 25% còn lại chia đều cho các quốc gia ở các châu lục khác. Ông Szymanski nhận xét: “Hai yếu tố giàu có và đông dân đóng vai trò quyết định trong việc gặt hái thành công lâu dài ở Olympic”.

BẢO NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên