![]() |
Yêu không phải là buộc người yêu phải sống theo cách sống của mình (ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: M.C. |
Khó khăn với người mới
Đó là vấn đề lớn của hầu hết bạn gái đã trót trao thân. “Nói hay không nói với người mới?”, mục “Từ trái tim đến trái tim” của Tuổi Trẻ cũng từng nhận được rất nhiều thư bạn gái băn khoăn như vậy. Thậm chí nhiều bạn cuống cuồng, lo lắng, dằn vặt đến mất ăn mất ngủ. Bạn T.T.H. (Q.3, TP.HCM) tâm sự: “Ngày lên xe hoa càng gần thì sự bất ổn về tâm lý trong mình càng tăng”.
“Phải lựa lời nói thế nào? Nói ra người ta sẽ phản ứng ra sao? Mọi thứ có còn tốt đẹp không?... Một loạt băn khoăn cứ giằng xé trong tôi. Cuối cùng tôi quyết định im lặng, mặc chuyện gì đến sẽ đến” - P.T.T.P. (giáo viên, 26 tuổi) bộc bạch.
Còn với bạn T.H.: “Tôi đã nói tất cả. Những lúc bình thường không sao nhưng khi hai bên có chuyện, anh ấy lại lấy chuyện ngày xưa của tôi để chì chiết... Kinh nghiệm xương máu là đừng tiết lộ gì cả”.
Trên thực tế đã có nhiều bạn nữ không dám đến với người mới chỉ vì “vết thương” cũ. Ví như trường hợp của N.T.H.Y. (28 tuổi, quê Gia Lai): “Mối tình thời sinh viên với D. (Vĩnh Long) vẫn thắm thiết dù công việc cả hai đều khá bận rộn. Vin cớ không có thời gian dành cho nhau như thời sinh viên, D. rủ mình về ở chung phòng trọ để có nhiều thời gian bên nhau hơn. Nhiều người hỏi mình không sợ dư luận? Lúc đó mình chỉ suy nghĩ đơn giản: trước sau gì cũng cưới nhau. Về ở chung, “ngày vui chẳng tày gang”, mọi tật xấu của hai bên đã bộc lộ sạch. Ngày nào cũng cãi nhau, ê chề thất vọng... Chia tay với D. rồi mình không dám nghĩ đến chuyện đến với người mới”.
Trinh tiết = đức hạnh?
Ai phóng khoáng, ai cổ hủ? Chuyện yêu đương của giới trẻ VN chúng ta hiện nay đang tồn tại hai xu hướng đối nghịch nhau: khi yêu có thể “ăn cơm trước kẻng”, “xả cảng” hoặc giữ gìn sự trong trắng đến ngày cưới. Theo tôi, không cách nào trong hai cách yêu trên là hiện đại hoặc phong kiến. Phong kiến, cổ hủ hay phóng khoáng, hiện đại nằm ở cách chúng ta xử lý khi đứng trước cái “khác” với mình. Những người thật sự hiện đại, phóng khoáng là những người luôn biết lắng nghe, luôn biết chấp nhận và tôn trọng những ý kiến khác, quan niệm khác với mình chứ không hề tìm cách áp đặt “cái tôi” lên người khác. Ngược lại, những người cổ hủ, phong kiến hay gia trưởng là những người luôn luôn tìm cách áp đặt ý kiến, quan niệm của mình lên người khác. LÊ MINH TIẾN (thạc sĩ xã hội học) |
Tuy nhiên lại có đến 31,5% số nam giới trong đó thừa nhận đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đặt vấn đề quan hệ trước hôn nhân với vấn đề trinh tiết chỉ có 8,5% cho biết dù cô gái “không còn” nhưng vẫn cưới.
Một khách hàng nam của Trung tâm Tư vấn tình yêu hôn nhân (thuộc T.Ư Đoàn) cứ dằn vặt trăn trở khi phát hiện vợ đến với mình không còn trinh. “Cái đó đâu phải của em đâu mà em đau khổ, của cô ấy và cô ấy muốn cho ai là quyền của cô ấy” - tư vấn viên giải thích. “Ừ nhỉ! Em thoát khỏi suy nghĩ luẩn quẩn rồi. Thật ra đức hạnh không phải ở chỗ đó mà chính là giá trị của cô ấy” - khách hàng nhìn nhận.
Còn anh Thanh H. bảnh trai (nhân viên tín dụng ngân hàng) thú thật tính ích kỷ của mình: “Mối tình nào tôi cũng đòi người yêu chứng tỏ nhưng khi nghĩ đến hôn nhân trong tôi lại khó chấp nhận một người con gái không còn trinh tiết”.
Một diễn đàn trên mạng về vấn đề trinh tiết được nhiều bạn trẻ tham gia sôi nổi với những ý kiến trái ngược nhau. “Trinh tiết không quan trọng bằng hạnh phúc”, bạn Lưu Kiên Cường khẳng định như vậy.
Nhưng với bạn có nick TQH@ là “người trong cuộc” lại gay gắt: “Trong tâm khảm của tôi, việc quan hệ tình dục là hành động thiêng liêng chỉ có ở vợ chồng. Tôi rất tiếc là đã có nhiều người đàn ông chúng ta không biết giữ gìn cho phụ nữ, nhiều phụ nữ không biết giữ mình. Bản thân tôi cũng là người chịu đau khổ, day dứt về chuyện này. Một lần vợ chồng tôi ân ái và khung cảnh đó đã gợi lại trong lòng cô ấy lần ân ái với người bạn trai cũ. Cô ấy đã gọi tên người bạn trai cũ một cách vô thức. Tôi thật sự đau khổ”.
“Tôi lấy vợ ở hiện tại và tương lai, lấy cái phẩm hạnh, chứ không lấy quá khứ của cô ấy. Vì thế tôi chẳng có gì căng thẳng” - Trần Thanh Châu (thợ hàn, 29 tuổi) nói. Đó là một cách nghĩ thông thoáng không đem áp lực tâm lý vào mình.
Thật bất ngờ khi 100% ý kiến bạn đọc tham gia đã thẳng thắn bày tỏ sự băn khoăn của mình trước câu hỏi “Yêu: phóng khoáng hay cổ hủ?” của bạn lantran...@yahoo.com khi bạn trai đòi hỏi (Tuổi Trẻ ngày 13-8). Cụ thể như dưới đây: Không phải phóng khoáng mà là sống gấp Có thể bạn trai của bạn nghĩ và tin rằng sống và yêu như thế là sống và yêu phóng khoáng, là phù hợp với cuộc sống hiện đại hôm nay. Thật ra đó chẳng qua là một kiểu sống theo trào lưu “sống thử”, “sống gấp gáp” có quá nhiều thực tế ngồn ngộn hiện nay chứng minh, đặc biệt với những bạn gái ở các tỉnh, nhập cư với một bạn trai người thành phố. Với kiểu sống này, nhiều hậu quả đau xót đã xảy ra hẳn bạn cũng biết hoặc đã nghe nói, trước hết với người con gái. Người đó hình như không thật Tôi tin điều này, bởi chính bạn cũng đã ngờ ngợ và gửi băn khoăn của mình cho chị Hướng Dương mà. Tôi lưu ý thêm: bạn 21 tuổi, người ấy hơn bạn 12 tuổi tức 33 tuổi, một lứa tuổi có lẽ đã từng trải và nhiều kinh nghiệm sống lẫn kinh nghiệm ăn nói, thuyết phục. Quan trọng hơn là cách ứng xử của anh ta. Tại sao tôi nói điều này vì nếu anh ấy thật sự yêu thương bạn, có lẽ anh ấy sẽ đủ chín chắn để không đòi hỏi bạn “sống phóng khoáng” như thế. Cũng là giữ cho anh ấy! Suy nghĩ lâu nay của bạn tôi tin là đúng. Hơn nữa “để dành” cho đêm tân hôn cũng là “để” cho anh ấy. Bạn nên nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn nói cho anh ấy hiểu. Nếu thật sự yêu bạn, anh ấy sẽ hiểu và tôn trọng cách sống của bạn. Không phải anh ấy đã nói “quan hệ tình dục trước hay sau hôn nhân không quan trọng, chỉ cần hợp nhau là đủ” đó sao! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận