20/11/2003 14:06 GMT+7

Ai là "ca sĩ chuyên nghiệp"?

Theo VNN
Theo VNN

Một nhạc sĩ nói: “Tại TP.HCM, gần như mỗi ngày lại có một ca sĩ mới hay một nhóm nhạc mới xuất hiện”. Quá nhiều ca sĩ hành nghề, quá nhiều vấn đề về ca sĩ và vì nhiều nguyên nhân khiến cho đến nay vẫn chưa thể hình thành xong một Quy chế biểu diễn chuyên nghiệp.

Dgqbd0QS.jpgPhóng to
Mỹ Tâm, một hiện tượng âm nhạc 2003. Cô có là ca sĩ chuyên nghiệp? Ảnh: T.T.D
Một nhạc sĩ nói: “Tại TP.HCM, gần như mỗi ngày lại có một ca sĩ mới hay một nhóm nhạc mới xuất hiện”. Quá nhiều ca sĩ hành nghề, quá nhiều vấn đề về ca sĩ và vì nhiều nguyên nhân khiến cho đến nay vẫn chưa thể hình thành xong một Quy chế biểu diễn chuyên nghiệp.

Ca sĩ thừa hay thiếu

Sở dĩ ca sĩ mới xuất hiện ào ạt vì dần dần ca sĩ đang trở nên thiếu hụt so với nhu cầu. Chỉ riêng số lượng các phòng trà và quán bar ở TP.HCM mỗi đêm đã thu hút trên dưới 200 ca sĩ lao vào cuộc. Những chương trình lớn quy tụ nhiều sao thường rơi vào tình trạng "kẹt sô", gãy đổ nội dung vì ca sĩ bận chạy "sô" không về kịp. Trường hợp kiện cáo giữa ca sĩ Ưng Hoàng Phúc và bầu "sô" Dũng organ cũng vì không thống nhất được lịch diễn và lịch chạy "sô", gây hậu quả và tranh cãi dài ngày.

Trước tình hình đó, các hãng băng đĩa nhảy vào cuộc săn lùng và độc quyền ca sĩ bằng nhiều hình thức. Nhưng sự độc quyền chỉ ra mắt được vài ca sĩ gọi là có đầu tư và kế hoạch đàng hoàng, chứ chưa chắc chắn chất lượng kèm theo. Dạy nghề ca sĩ dễ đến nỗi, một ca sĩ hát dòng nhạc tiền chiến, trong lúc vắng "sô" diễn đã nổi hứng mở lò đào tạo. Ngay lập tức, lớp học của anh thu hút hơn chục học trò vì lời hứa hẹn sẽ giới thiệu các em đến các sân khấu chuyên nghiệp. Rồi phòng thu Jet studio đầy tràn ước mơ khi tổ chức hẳn một cuộc thi phát hiện giọng ca để đào tạo thành ca sĩ chuyên nghiệp. Nói một cách ngắn gọn, ước mơ làm ca sĩ là ước mơ dễ thành hiện thực nhất! Và vì vậy, nó "loạn" ngay từ đầu vào.

Ca sĩ chuyên nghiệp, họ là ai?

Khi hơn 8.000 chiếc thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật cấp cho các nghệ sĩ trên toàn quốc bị bãi bỏ, khá nhiều nghệ sĩ hả hê. Trước hết, họ khỏi phải học thuộc lòng các đáp án và bị hăm tước mất quyền nghệ sĩ khi có sự cố xảy ra. Với cách nghĩ đơn giản như vậy, thẻ hành nghề biến mất bất chấp các nỗ lực, công sức của nhà quản lý đã bỏ ra. Và dĩ nhiên nghệ sĩ tự đánh mất luôn quyền làm nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trong dự thảo Quy chế biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, hai chữ "nghiệp dư" vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng.

u9484J0l.jpgPhóng to
Trần Thu Hà, một sự đào tạo chính quy có phải đã là chuyên nghiệp? Ảnh: T.T.D
Theo cách hiểu thông thường, chuyên nghiệp nghề nào là sống và thu nhập chính bằng nghề đó. Nhưng vẫn có những nghệ sĩ suốt đời cống hiến cho nghệ thuật, vẫn phải sống bằng nghề tay trái. Và hàng trăm ca sĩ khác ngày ngày vẫn hát tại các phòng trà, tụ điểm, quán bar, thậm chí chạy "sô" khắp các tỉnh nhưng vẫn "nghiệp dư" dưới mắt nhà quản lý chỉ vì “chưa gặp, chưa nghe bao giờ”.

Bên cạnh sự đánh giá nghiệp dư hay chuyên nghiệp đang gây tranh cãi, nhiều ca sĩ thật sự choáng ngợp trước tước danh ngôi sao từ trên trời rơi xuống. Từ ngôi sao mới, ngôi sao trẻ, ngôi sao Mưa bụi (tên một chương trình ca nhạc ăn khách của Kim Lợi studio gần chục năm trước)…cứ tự nhiên gán cho nhau. Trong khi đó, trong giới văn nghệ sĩ lại quen đánh giá nhau theo tuổi tác và mức độ thành danh. Vì vậy không ít trận võ mồm, thượng cẳng tay chân chỉ vì chuyện ... em không nhường chị nhường anh.

Tranh luận, căng thẳng bấy lâu nay, vẫn chưa ngã ngũ chút nào.

Theo VNN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên