24/12/2010 04:03 GMT+7

Ai đã đặt tên cho dòng sông

HOÀNG THU PHỐ
HOÀNG THU PHỐ

TT - Rất may cho những độc giả yêu sách thời bận rộn, khi cầm cuốn sách này trên tay. Ai đã đặt tên cho dòng sông - tinh tuyển bút ký hay nhất của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - dày tới 400 trang nhưng không nhất thiết phải đọc một lèo, đọc một mạch từ đầu tới cuối, mà có thể đọc nhẩn nha, thích bài nào đọc ngay bài ấy.

ROHzJ5bd.jpgPhóng to
Ảnh: H.T.P.

Và nếu chưa từng có cuốn sách nào của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, thì Ai đã đặt tên cho dòng sông (NXB Hội Nhà Văn, 2010) là một lựa chọn đúng, đủ để hiểu sâu về một cây bút “rất nhiều ánh lửa”.

Từ lâu, cái tên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở nên quen thuộc với những người ưa thích thể loại bút ký văn học. Tập bút ký Rất nhiều ánh lửa của ông từng được giải thưởng Hội Nhà văn Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam 1980-1981. Các tập Ngọn núi ảo ảnh, Rượu hồng đào chưa uống đã say, Miền cỏ thơm từng được tặng thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (1999, 2002, 2007).

Ai đã đặt tên cho dòng sông là tên một bút ký được tác giả viết đúng vào lúc Huế đang tiết cốc vũ, tháng 1-1981, khi con sông Hương nước đang dềnh lên.

Sinh ra ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sớm chọn Huế để gắn bó. Và chọn sông Hương để viết bút ký thuộc loại hay nhất của đời văn, được trích chọn vào sách giáo khoa, là còn bởi “hình như chỉ sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất”, và còn “vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi”.

Nhưng cuốn sách này còn giới thiệu thêm 25 bài viết nữa: Ngọn núi ảo ảnh, Hành lang của người và gió, Lý chuồn chuồn, Rất nhiều ánh lửa, Căn nhà của những gã lang thang, Tuyệt tình cốc, Miền cỏ thơm, Thời ấu thơ xanh biếc... Ðây cũng là những bút ký văn học đã làm nên cái tên Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ðặc biệt, cuốn sách dành tới gần 100 trang để tuyển in lại nhiều bài viết về Trịnh Công Sơn và âm nhạc Trịnh: Ðịa đàng còn in dấu chân, Tuổi đá buồn, Ðể gió cuốn đi, Cây đàn lya và Hoàng tử bé...

Sinh ngày 9-9-1937, nhiều năm nay Hoàng Phủ Ngọc Tường mắc bệnh nặng, mỗi khi muốn viết điều gì ông đều phải đọc cho người thân chép hộ, nên lâu rồi chưa thấy ông xuất bản những tác phẩm mới. Vì thế, cuốn sách này giống như một “tuyển tập mini” về một nhà văn gắn tên mình với thể loại bút ký trong nền văn học đương đại Việt Nam.

HOÀNG THU PHỐ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên