25/05/2006 21:04 GMT+7

6 cách phát triển EQ của trẻ

Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thành Đoàn(Dân trí)
Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thành Đoàn(Dân trí)

Cảm xúc của trẻ thường thay đổi rất nhanh, có khi chạy khắp nhà một cách vui sướng, nhưng ngay sau đó có thể phẫn nộ, la hét rất đau khổ. Đây là cơ hội để cha mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng của trí thông minh cảm xúc (EQ).

QfooJfkm.jpgPhóng to
Cảm xúc của trẻ thường thay đổi rất nhanh, có khi chạy khắp nhà một cách vui sướng, nhưng ngay sau đó có thể phẫn nộ, la hét rất đau khổ. Đây là cơ hội để cha mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng của trí thông minh cảm xúc (EQ).

Và môi trường gia đình là nơi đầu tiên và tốt nhất để dạy cho trẻ những bài học này.

Nhà Tâm lý học John Gottman viết trong cuốn sách “Nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc cho trẻ”, khi cha mẹ giúp trẻ phát triển và kiểm soát được những cảm xúc như tức giận, thất vọng, lo âu..., đó là lúc cha mẹ phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ. Dạy cho trẻ kỹ năng EQ sẽ giúp trẻ tự tin, có trách nhiệm, có kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Gottman đưa ra 6 cách để cha mẹ “Huấn luyện cảm xúc” cho trẻ.

1. Lắng nghe thấu cảm: Hãy tập trung vào điều trẻ nói để hiểu điều trẻ đang cảm nhận, sau đó hãy chia sẻ với trẻ. Ví dụ, khi nghi ngờ trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, hãy hỏi trẻ “Điều gì sẽ xảy ra đây con?”. Nếu đúng trẻ đang có cảm giác bị bỏ rơi, hãy nói “Con đúng, mẹ đã thực sự bận với em con nên không có thời gian để quan tâm tới con”. Hãy để trẻ hiểu rằng cha mẹ hiểu được điều trẻ đang cảm nhận.

2. Giúp trẻ đặt tên cảm xúc: Với sự hạn chế về từ vựng và sự hiểu biết sợ đẳng về nguyên nhân và hậu quả, trẻ thường gặp khó khăn khi diễn đạt điều đang cảm nhận. Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ xây dưng vốn từ vựng cảm xúc bằng cách ghép những biểu hiện cảm xúc của trẻ bằng ngôn ngữ. Ví dụ, trẻ thất vọng khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn vì điều đó đúng không?”.

Khóa học “EQ và Giáo dục trí thông minh cảm xúc cho trẻ” được công ty Con Đường Mới EQuest (Hà Nội) tổ chức vào ngày 27 và 28-5 tới, dành cho những người có con từ 2-6 tuổi.

Khóa học sẽ cung cấp cho cha mẹ phương pháp để giúp trẻ nhận biết cảm xúc, hiểu được cảm xúc của bản thân và của trẻ; dùng cảm xúc để hỗ trợ suy nghĩ/tích cực hóa tư duy; và kỹ năng quản lý cảm xúc.

Đăng ký tham dự qua số điện thoại: 04. 275 0824. Email: epf@equestgroup.com

3. Thừa nhận cảm xúc của trẻ: Trẻ biểu lộ sự bực tức và giận dỗi vì trẻ không làm được theo đúng ý, đây là phản ứng tự nhiên của trẻ. Thay việc nói “chẳng có lý do nào để chán nản” bằng “Rất đáng buồn khi con không thể xếp được các hình đó lại với nhau đúng không?".

4. Chuyển tức giận thành công cụ để dạy: Nếu trẻ cảm thấy lo lắng khi biết phải đến gặp bác sĩ, hãy giúp trẻ bằng cách chuẩn bị mọi thứ và trao đổi tại sao trẻ sợ, tại sao cần tới đó, và trẻ mong đợi gì khi gặp bác sĩ. Hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện của mình khi đến gặp bác sĩ và điều gì đã làm cho mình cảm thấy tốt hơn.

5. Sử dụng xung đột để dạy kỹ năng giải quyết vấn đề: Luôn luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp. Ví dụ, “Mẹ biết con rất tức giận khi chị Lan làm hỏng đồ chơi, nhưng con không thể đánh chị ấy. Con có thể làm được gì khác khi con tức giận không?”.

Nếu trẻ không có ý tưởng nào, hãy giúp trẻ đưa ra một số lựa chọn. Lúc đó trẻ sẽ nhận thức được rằng đó là sự tán thành tức giận, nhưng không nên làm tổn thương người khác vì sự tức giận của mình.

6. Đưa ra ví dụ để trấn tĩnh: Cha mẹ cũng muốn kiểm tra cách mình phản ứng như thế nào với sự thể hiện cảm xúc của trẻ. Một điều quan trọng là không nên sử dụng những ngôn từ lỗ mãng khi tức giận. Hãy nói “khi con làm điều đó mẹ cảm thấy rất buồn” hơn là “mày làm cho mẹ phát điên lên” vì trẻ sẽ hiểu được vấn đề tại hành vi chứ không phải do trẻ. Hãy cẩn thận khi nhận xét, phê phán vì có thể anh hưởng lớn đến tính tự tin của trẻ.

Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thành Đoàn(Dân trí)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên