Phóng to |
Lăng mộ 358 tuổi, một trong những kỳ quan thế giới thu hút khoảng 4 triệu du khách mỗi năm, đang phải hứng chịu những hậu quả do con sông Yamuna khô cạn, ô nhiễm gần đó, tờ Daily Express (Anh) đưa tin.
Nền móng của lăng mộ đang mục nát và dễ sụt vì sông Yamuna ở thành phố Agra, nguồn nuôi dưỡng nền móng tòa nhà, tức những cây cột gỗ gụ chôn trong các giếng, đang bị khô cạn do nạn phá rừng và ô nhiễm. Các cây cột gỗ chôn dưới giếng giúp chống đỡ toàn bộ cấu trúc đền đang nứt rạn khiến tòa nhà bị nghiêng.
Taj Mahal là một tượng đài của tình yêu, được tác giả của nó, hoàng đế triều đại Mogul Shan Jahan, xây dựng từ năm 1632-1653 để tưởng nhớ người vợ thứ ba của ông, Mumtaz Mahal. Tòa nhà có mộ của họ và một nhà thờ Hồi giáo, cũng như một số ngôi mộ của thành viên hoàng gia khác. Trở thành di sản thế giới UNESCO vào năm 1983, Taj Mahal được công nhận là một viên ngọc quý của nghệ thuật Hồi giáo, và là một trong những kiệt tác kiến trúc của thế giới. |
Sử gia Ấn Độ Ram Nath cho biết thêm: "Sông Yamuna là một thành phần của thiết kế kiến trúc ngôi đền và nếu sông chết, Taj Mahal cũng không thể tồn tại". Nếu công trình lịch sử nổi tiếng nhất Ấn Độ bị đổ sụp sẽ gây ra một thảm họa môi trường, các chuyên gia cảnh báo.
Năm 2007, các mối lo ngại tăng lên khi ô nhiễm (nhiên liệu hóa thạch cháy và bụi) đã khiến mặt tiền bằng đá cẩm thạch trắng của đền biến thành màu vàng. Các nhà môi trường đề nghị xử lý bằng một gói bùn đặc biệt để khôi phục vẻ sáng bóng lung linh của thạch cao tuyết hoa.
Để giảm ô nhiễm, ôtô và xe buýt không được phép đến Taj Mahal, thay vào đó là bãi đậu xe cách đền khoảng 2km, sau đó du khách đón tiếp xe buýt chạy bằng pin hoặc xe ngựa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận