Trao bằng cử nhân Phật học cho các học viên - Ảnh: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
Trong đó có 20 bản luận văn tốt nghiệp cử nhân Phật học được các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành đánh giá cao, được nhắm tới đào tạo sau đại học để trở thành đội ngũ giảng sư cho Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.
Đây cũng là năm tốt nghiệp khóa thạc sĩ đầu tiên của học viện. Từ năm học 2018, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức có chủ trương cho phép các Học viện Phật giáo Việt Nam có đủ điều kiện được mở hệ đào tạo sau đại học, đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ Phật học.
Trao bằng thạc sĩ Phật học cho 7 học viên - Ảnh: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
Báo cáo tại buổi lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp, GS Lương Gia Tĩnh - phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - cho biết thông tin bất ngờ về cơ sở vật chất của học viện.
Ông cho biết, bằng nguồn vốn xã hội hóa, đến nay học viện đã xây dựng hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi và hiện đại, có thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy - nghiên cứu khoa học cho gần 1.000 tăng ni sinh nội trú tu học.
Học viện có nhà bảo tàng, hội trường lớn rộng hơn 6.000m², tòa nhà Viên Quang với hơn 10.000m²; khu trai đường tiện nghi hiện đại hơn 5.000m²; khu nhà công vụ khang trang, phục vụ chư tôn đức và giảng sư thỉnh giảng.
Hòa thượng, TS Phật học Thích Thanh Quyết - viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - đánh trống khai giảng năm học mới - Ảnh: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
Ngoài ra học viện còn có sân bóng đá mini, sân cầu lông, bàn bóng bàn, sân bóng chuyền.
Hiện cả nước có 4 học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Huế, TP.HCM và TP Cần Thơ, cùng 34 trường trung cấp Phật học, theo thông tin từ Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực tại lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận