Một sĩ quan tử nạn khi đang khám nghiệm hiện trường TNGT Trong khi khám nghiệm hiện trường vụ TNGT trên quốc lộ 32 (địa phận P.Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), thiếu tá Trần Duy Nghĩa (49 tuổi), Công an P.Trung Tâm, đã bị một xe máy chở ba người chạy tốc độ cao đâm trúng và tử vong khi đưa tới bệnh viện. Vụ việc xảy ra tối 5-2. Trước đó, tại địa điểm thiếu tá Trần Duy Nghĩa bị nạn đã xảy ra một vụ TNGT làm hai người chết tại chỗ. Công an P.Trung Tâm đã cử thiếu tá Nghĩa ra khám nghiệm hiện trường. |
Trên tuyến đường sắt xảy ra bảy vụ làm sáu người chết và nhiều người bị thương. Trong đó, nghiêm trọng nhất là vụ TNGT đường sắt xảy ra tại cầu Ghềnh (Đồng Nai) tối 6-2 làm hai người chết, 26 người bị thương.
Tổng số vụ TNGT dịp Tết Tân Mão 2011 và số người bị thương có giảm hơn so với dịp Tết Canh Dần 2010 nhưng số người chết tăng lên.
Theo đánh giá của C67, nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn đường bộ dịp Tết Tân Mão chủ yếu do sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Tại một số TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, số vụ TNGT giảm và không xảy ra tình trạng đua xe trái phép.
Tại Hà Nội, chỉ trong ba ngày từ 2 đến 4-2 (30 và mồng 1, 2 Tết Tân Mão) xảy ra bốn vụ TNGT nghiêm trọng làm bốn người chết, bốn người bị thương. Cùng thời gian này, lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý 1.154 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, phạt hành chính gần 218 triệu đồng, trong đó có 627 trường hợp đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Công an Hà Nội cũng kiểm tra, phát hiện và xử lý hành chính 14 vụ tàng trữ, đốt pháo trái phép.
Theo đánh giá của Công an Hà Nội, trong đêm giao thừa không xảy ra tình trạng đốt pháo nhưng vẫn có một số trẻ em đốt pháo tép ở khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên địa bàn Hà Nội xuất hiện khá nhiều khu vực có tình trạng đốt pháo trái phép. Thanh niên và trẻ em thường đốt pháo vứt ra đường hoặc vỉa hè rồi bỏ đi nên rất khó khăn cho lực lượng công an phát hiện và xử lý. Theo thống kê của Bệnh viện Việt Đức, có năm bệnh nhân đang điều trị do tai nạn pháo nổ, chủ yếu là giập nát bàn tay và chấn thương vùng mặt.
Phóng to |
Hai trong số sáu ô tô "nạn nhân" của tàu SE 2 chạy vào cầu Ghềnh, Đồng Nai làm hai người tử vong - Ảnh: Anh Anh |
Sở Y tế TP.HCM cho biết tổng hợp báo cáo tình hình cấp cứu của hơn 50 cơ sở y tế trên địa bàn TP trong bảy ngày tết (từ 31-1 đến 6-2) cho thấy tổng số TNGT các cơ sở y tế tiếp nhận cấp cứu là 1.699 trường hợp, có chín ca tử vong, tăng hơn 17% về số ca TNGT và tăng sáu ca tử vong so với tết năm ngoái. Đáng lưu ý, số ca chấn thương sọ não có đội mũ bảo hiểm tăng đến hơn 60%.
Cũng theo Sở Y tế TP, trong những ngày tết các bệnh viện còn tiếp nhận trên 8.200 trường hợp đến khám cấp cứu, tai nạn các loại (do sinh hoạt, pháo nổ, chất nổ khác, đánh nhau, ngộ độc thức ăn...), tăng gần 53% so với Tết Canh Dần. Ngoài ra, số bệnh nhân đến khám chữa bệnh trong các ngày tết cũng tăng gần 18%. Trong những ngày tết, TP không để xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm lớn trên địa bàn.
Theo báo cáo của Công an tỉnh Bến Tre, từ ngày 24-1 đến 6-2 toàn tỉnh xảy ra 20 vụ TNGT đường bộ, làm chết 23 người, bị thương 15 người. So với cùng kỳ năm 2010 tăng bảy vụ, chín người chết, số người bị thương không tăng giảm. Nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia, chạy nhanh thiếu quan sát, đi không đúng phần đường, tránh vượt sai quy định.
Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Định cho biết từ 30 tháng chạp đến hết mồng 5 tết, trên địa bàn tỉnh xảy ra sáu vụ TNGT đường bộ nghiêm trọng, làm chết sáu người, bị thương một người. So với dịp tết năm ngoái, TNGT trong dịp tết năm nay ở Bình Định giảm cả về số vụ và số người tử nạn.
Tại TP Đà Nẵng, theo thượng tá Phạm Đắc Thái - đội trưởng đội tham mưu tổng hợp Phòng cảnh sát giao thông TP Đà Nẵng, trong năm ngày tết (từ 30 đến mồng 4 tết) chỉ có sáu vụ TNGT, làm hai người chết và bốn người bị thương, đa số các vụ tai nạn xảy ra ban đêm. Trong dịp tết năm nay ở Đà Nẵng không xảy ra vụ trọng án nào.
Tại Quảng Ngãi, từ 28 tháng chạp đến mồng 5 tết, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi đã tiếp nhận cấp cứu trên 250 trường hợp TNGT, trong đó có một ca tử vong. Bác sĩ Đặng Thị Phi Vân, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, nhận định phần lớn những trường hợp TNGT đều có sử dụng rượu bia. Bác sĩ Vân cũng nói dịp tết năm nay bệnh viện không tiếp nhận trường hợp nào bị thương do đốt pháo, nhưng số người nhập viện do đánh nhau (chủ yếu là thanh thiếu niên) lại nhiều hơn so với tết năm trước.
Theo Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Nam, trong tám ngày nghỉ tết, số người chết và bị thương vì TNGT tại Quảng Nam là 37 người trong 26 vụ tai nạn (cùng kỳ năm ngoái số người chết và bị thương chỉ là 14 người và 11 vụ tai nạn). Cảnh sát giao thông cho biết xe máy là phương tiện gây tai nạn nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người chạy xe sử dụng rượu bia.
TP.HCM: 5 vụ cháy, 1 người chết Ngày 7-2, thượng tá Trần Đức Hiền - phó phòng tham mưu tổng hợp Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP.HCM - cho biết trong sáu ngày tết (từ ngày 2 đến 7-2) trên địa bàn TP.HCM xảy ra năm vụ cháy, gây chết một người, thống kê ban đầu về thiệt hại tài sản là gần 39,6 triệu đồng và hàng trăm mét vuông nhà. Trong số năm vụ cháy, ba vụ xảy ra ngày 2-2 (30 tết). Trong ngày hôm đó có vụ cháy tại nhà riêng của dân ở đường Trần Hưng Đạo (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) làm con trai của chủ nhà chết. Một vụ cháy khác tại Q.4 xác định được nguyên nhân gây cháy là do sơ ý khi thờ cúng, để lửa bắt vào đồ dễ cháy. Một vụ khác tại Q.Gò Vấp xác định được nguyên nhân là do chập điện. Các vụ cháy khác xảy ra ngày 3-2 (mồng 1 tết) và ngày 4-2 (mồng 2 tết) gồm vụ cháy nhà dân tại đường Chiến Lược (P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân), thiệt hại hơn 40m2 nhà và vụ cháy tại đường Nơ Trang Long (P.12, Q.Bình Thạnh) làm thiệt hại hơn 80m2 nhà dân. Chiều qua, Công an TP.HCM cho biết trong sáu ngày tết có 56 vụ phạm pháp hình sự (tăng 12 vụ so với cùng kỳ năm trước), gồm sáu vụ giết người, năm vụ cướp tài sản, 18 vụ cướp giật... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận