09/09/2011 15:46 GMT+7

13 tuổi khám phá bí mật hấp thụ ánh sáng của cây

THIÊN HƯƠNG (Theo Edvantage, Northport)
THIÊN HƯƠNG (Theo Edvantage, Northport)

TTO - Cậu bé Aidan Dawyer, 13 tuổi, ở New York đã khám phá bí mật làm thế nào cây vẫn có thể nhận nhiều ánh sáng mặt trời kể cả trong những tháng mùa đông, mây mù bằng cách liên hệ với một nguyên tắc số học là dãy Fibonacci.

apv9ONxm.jpgPhóng to
Aidan Dawyer đã liên hệ cách sắp xếp cành lá của cây với dãy Fibonacci trong toán học - Ảnh: Edvantage

Aidan Dawyer tình cờ phát hiện bí mật này vào một ngày mùa đông. Theo dõi cách sắp xếp các cành trên một thân cây, cậu bé đã nung nấu ý định tìm hiểu xem vì sao lại có cách bố trí như vậy.

Qua nghiên cứu, Aidan Dawyer phát hiện sự sắp xếp cành lá của cây có liên hệ mật thiết với dãy Fibonacci - dãy số nổi tiếng trong toán học.

Cụ thể, dãy Fibonacci xuất phát từ số 0 và 1. Mỗi số tiếp theo sẽ là tổng của hai số trước: 0-1-1-2-3-5-8-13… Những con số này khi đặt vào trong tỉ lệ thực tế cho thấy đúng quy luật sắp xếp của cành và lá trên cây.

Aidan đã gọi đó là “con số thần thánh, ảnh hưởng đến tất cả giới tự nhiên” trong một bài viết đăng trên trang web chính thức của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ.

m0Y25Te4.jpgPhóng to
Mô hình cây năng lượng mặt trời của Aidan Dawyer, áp dụng quy tắc mà cậu bé khám phá - Ảnh: Edvantage
qJz61KQx.jpgPhóng to

Cây năng lượng mặt trời được đặt sau vườn nhà Aidan Dawyer - Ảnh: Edvantage

Sau khi khám phá sự sắp xếp của lá cây không phải là trật tự ngẫu nhiên, Aidan đã vận dụng kiến thức ấy vào việc sắp xếp các tấm pin mặt trời. Cậu bé đã tự mình làm ra “cây năng lượng mặt trời” đặt ở sau vườn.

Nghiên cứu của cậu bé cho thấy việc sắp xếp các tấm pin theo quy tắc của dãy Fibonacci sẽ làm năng lượng mặt trời được thu nhận nhiều hơn so với dạng sắp xếp trải phẳng.

Aidan cho biết: “Cây được thiết kế để sử dụng ít diện tích hơn dạng sắp xếp phẳng và tập trung ở những vùng lệch với hướng bắc. Điều này giúp thu được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Bóng râm và thời tiết xấu như tuyết rơi đều không làm ảnh hưởng điều này vì những chiếc lá không trải phẳng ra nên không sợ bị vùi lấp”.

Với khám phá này, Aidan Dawyer đã được Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ trao giải nhà tự nhiên học trẻ tuổi năm 2011. Không chỉ vậy, Aidan còn được nhận một bằng sáng chế tạm thời và có quyền hưởng lợi nhuận khi thương mại hóa sáng kiến của mình.

THIÊN HƯƠNG (Theo Edvantage, Northport)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên