12/04/2012 08:07 GMT+7

1001 lý do để tự tử

 Ths NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU(giảng viên khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM)
 Ths NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU(giảng viên khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM)

AT - Hầu hết ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần trong đời từng nghĩ đến chuyện tự tử. Trong đó, tuổi mới lớn là giai đoạn tâm lý “chông chênh” nhất mà ý định này thường xuyên “viếng thăm”.

Hàng loạt vụ tự tử của các bạn học sinh thời gian gần đây khiến cho dư luận đau lòng hơn bao giờ hết. Sự ra đi của các bạn đôi khi chỉ vì những nguyên nhân như:

chứng minh mình trong sạch, muốn đối phương ân hận, muốn thoát khỏi hoàn cảnh hay cuộc sống buồn tẻ và vô vị...

Vj050ibn.jpgPhóng to
Lời tuyệt mệnh của bạn Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, học sinh lớp 7 Trường THCS Phan Chu Trinh, tỉnh Đắk Nông viết trong cuốn nhật ký trước khi cùng hai bạn học cùng lớp của mình là Lê Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung chọn cái chết ở tuổi học trò - Ảnh: ĐỨC LẬP

1. Thiếu niên dễ tự tử do đang... dậy thì?

ĐÚNG. Ở tuổi dậy thì, hưng phấn trong thần kinh rất mạnh, đè bẹp cả quá trình ức chế nên thiếu niên dễ mất kiểm soát bản thân và có hành động xốc nổi khó ngờ. Đây là tuổi dễ “nổi điên” nhất: một va chạm nhỏ cũng đủ để đánh nhau, một cái nhìn đểu cũng đủ để choảng nhau mẻ trán, một lời trách phạt của thầy cô cũng đủ để kích thích... nhảy lầu tự tử.

2. Teen nào thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ dễ tự tử?

ĐÚNG. Nếu không biết tự giải tỏa và vượt qua áp lực, một khi đã để cảm xúc buồn bực chi phối, nó lấn át hết cả lý trí và ý chí trong con người, làm họ yếu mềm đi và dẫn tới gục ngã.

3. Tuổi trẻ ít khi sợ chết?

ĐÚNG. Con nít sợ đau. Người già sợ chết. Người trẻ thì sống rất “dũng cảm”. Bởi vậy hiếm khi nào chúng ta thấy người già và con nít đi... đua xe.

4. Con người dễ tự tử nếu không có ước mơ để làm động lực sống?

ĐÚNG. Khi sống có hoài bão, sống có đam mê, cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

5. Những người thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề hay có ý định tự tử?

ĐÚNG. Họ dễ bị bế tắc và chìm vào sự căng thẳng trong khi còn rất nhiều cách để giải quyết vấn đề.

6. Nhiều teen hay chọn cái chết như là một cách để tự khẳng định mình?

ĐÚNG. Đôi khi nhiều teen dùng cái chết chỉ để người lớn thấy rằng các bạn ấy hoàn toàn có quyền quyết định mạng sống của mình, để thu hút sự chú ý của những người bên cạnh.

7. Gia đình ít trò chuyện, thầy cô ít quan tâm sẽ góp phần gia tăng nguy cơ tự tử ở thiếu niên?

ĐÚNG. Khi gặp stress, thiếu niên được cha mẹ lắng nghe, thầy cô chỉ bảo, cảm xúc của teen được bộc lộ và teen cảm thấy rằng mình vẫn còn có người quan tâm thì ý định tự tử sẽ khó trở thành hành động.

(Thật trớ trêu khi nhiều bậc cha mẹ chăm sóc khách hàng vô cùng chu đáo nhưng lại không biết con mình đang cần chăm sóc những gì. Thật trớ trêu khi chúng ta cứ cố giảng giải điều gì đang diễn ra trên sao Hỏa mà chúng ta lại không biết học trò mình đang có vấn đề gì xảy ra.)

8. Học quá nhiều, mục tiêu thi cử quá cao cũng làm teen dễ tự tử?

ĐÚNG. Gánh nặng học hành thi cử đè nặng lên thần kinh và tâm lý sẽ khiến cho teen bị mất cân bằng trong cuộc sống, rối loạn cảm xúc, nơm nớp trong lo âu và chuyển thành trầm cảm.

9. Tự tử tập thể dễ hơn chết một mình?

ĐÚNG. Tâm lý “bầy đàn” sẽ khiến teen dũng cảm hơn, tự tử phong trào cũng “máu lửa” hơn. Không chỉ thế, sự lây lan tâm lý sẽ làm gia tăng “hiệu ứng rủ rê”, khiến cho ý định từ một người lan truyền sang cả nhóm (điển hình là trường hợp tự tử tập thể của năm cô gái nhóm Tám Lệ ở Hải Dương cách đây vài năm).

10. Tất cả những thiếu niên tự tử đều bị trầm cảm?

SAI. Đa số có biểu hiện của trầm cảm nhưng đôi khi thì không.

11. Tự tử một lần mà được cứu sống sẽ trở nên sợ chết, nên không tự tử lần 2?

SAI. Đã có tiền sử tự tử bất thành sẽ có nguy cơ tự tử lần 2 cao hơn, đặc biệt là trong giai đoạn tuần đầu tiên sau khi được cứu sống.

12. Bạn sẽ không bao giờ tự tử?

SAI. Bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, bất cứ nghề gì cũng có thể có nguy cơ tự tử.

13. Người tự tử thật sự muốn chết?

SAI. Thường họ chỉ “bí” khi giải quyết một vấn đề nhưng không thể tìm ra lời giải hoặc muốn trốn tránh thực tại.

14. Con gái dễ có ý định tự tử hơn con trai?

ĐÚNG. Con gái thường có suy nghĩ về cái chết nhiều hơn con trai, mặc dù số vụ tự tử hoàn thành ở con trai cao gấp bốn lần con gái.

15. Tự tử luôn có dấu hiệu báo trước?

ĐÚNG. Tuy nhiên có những dấu hiệu tiềm tàng khó nhận thấy. Một số dấu hiệu phổ biến là:

- Hay nhắc đến chuyện chết chóc.

- Viết thư tuyệt mệnh, viết vào nhật ký.

- Giảm các mối tương tác với gia đình.

- Không quan tâm đến các hoạt động mà trước đây rất yêu thích.

- Không quan tâm chăm sóc đến vẻ bề ngoài nữa.

- Thể hiện sự buồn chán.

- Lười ăn.

- Hay im lặng, thở dài bất thường.

- v.v....

4cEhmKXf.jpgPhóng to

Áo Trắng số 6 ra ngày 01/04/2012 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

 Ths NGUYỄN HOÀNG KHẮC HIẾU(giảng viên khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên