Thứ 6, ngày 26 tháng 2 năm 2021
10 sự kiện khoa học-công nghệ nổi bật năm 2016
TTO - Việt Nam sản xuất thành công văcxin sởi - rubella; năm người Việt thuộc nhóm các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới... là những sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2016.
![]() |
Các cán bộ kỹ thuật làm việc trong dây chuyền sản xuất vắcxin sởi - rubella - Ảnh: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản cung cấp |
CLB các nhà báo khoa học và công nghệ và Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (Bộ khoa học và công nghệ) vừa công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2016. Cụ thể như sau:
1. Ban hành hai nghị quyết liên quan hoạt động khoa học và công nghệ.
- Nghị quyết thứ nhất: Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Nghị quyết thứ hai: Ngày 2-11-2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết số 297/NQ-UBTVQH14 về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2015 - 2020.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh, dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia...
3. Lần đầu tiên trao tặng “Giải thưởng Trần Đại Nghĩa” nhằm tôn vinh tác giả của các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học xuất sắc và đã triển khai ứng dụng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.
4. Tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5.
5. Phát hiện di tích thời đại đá cũ ở An Khê - Gia Lai.
6. Các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2015 đang góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
7. Việt Nam sản xuất thành công văcxin sởi - rubella. Tháng 11-2016, Bộ Y tế công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng cho văcxin phối hợp sởi - rubella (MR) do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế (POLYVAC), đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, sản xuất. Đây là văcxin MR đầu tiên được chuyển giao công nghệ sản xuất thành công tại Việt Nam.
8. Bản đồ công nghệ, lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ áp dụng cho ngành chọn tạo giống lúa, sản xuất lúa gạo tại Việt Nam.
9. Sản xuất thành công máy plasma lạnh. Sau bốn năm nghiên cứu và thử nghiệm, TS Đỗ Hoàng Tùng (Viện Vật lý, thuộc Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam) cùng các cộng sự đã sáng chế thành công máy phát tia plasma lạnh có tên PlasmaMed, ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (gliding arc plasma - GAP).
Sau khi đã được kiểm nghiệm và thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, máy PlasmaMed của nhóm nghiên cứu đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế.
10. Năm người Việt Nam thuộc nhóm các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới. Theo công bố của Thomson Reuters (tổ chức hàng đầu thế giới về thông tin tri thức), năm 2016 có năm người Việt lọt vào tốp 3.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Mỗi công bố của các nhà khoa học được xếp hạng trong tốp 1% được tính theo sự phân bố của chỉ số ESI trong từng lĩnh vực và theo năm của công bố.
Thomson Reuters ghi nhận năm nhà khoa học người Việt lọt vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016, trong đó duy nhất PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng (lĩnh vực khoa học máy tính) là nhà nghiên cứu có địa chỉ liên hệ ở Việt Nam. Ông cùng với GS.TS Nguyễn Sơn Bình là hai nhà khoa học người Việt ba năm liên tiếp lọt vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới 2014, 2015, 2016.
Ba nhà khoa học Việt Nam cùng đứng tên danh sách nói trên là: GS.TS Nguyễn Thục Quyên, GS.TS Võ Văn Ánh, TS Trần Phan Lam Sơn.
-
TTO - Sáng nay 26-2, Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y tiến hành giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng vắc xin ngừa COVID-19 Nanocovax trên người tại Hà Nội. Cùng lúc, 39 người được tiêm thử nghiệm vắc xin giai đoạn 2 tại Long An.
-
TTO - Mỹ đã tiến hành cuộc không kích ở Syria ngày 25-2. Hai nguồn tin nói với Reuters rằng cuộc tấn công nhắm vào một cấu trúc thuộc nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn, nhằm phản ứng với các cuộc tấn công rocket nhắm vào phía Mỹ.
-
TTO - Chương trình Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19 được phát động trên báo ngày 25-2-2021 tạo thêm một chiếc cầu nối để cộng đồng chung tay góp sức để người Việt Nam có thể được tiêm phòng sớm nhất.
-
TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25-2 khẳng định hoạt động trên Biển Đông của các quốc gia cần phải đóng góp vào mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
-
TTO - Theo kế hoạch của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao vừa chuyển tới Cục Hàng không, dự kiến từ ngày 1 đến 14-3-2021 sẽ thực hiện 13 chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận