18/03/2011 03:03 GMT+7

Chống "nghèo hóa" hoạt động Đoàn

KTS LÊ CÔNG SĨ
KTS LÊ CÔNG SĨ

TT - Nếu là bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, ngoài việc tích cực chống căn bệnh hình thức trong Đoàn, tôi cũng sẽ quyết liệt trong việc chống “nghèo hóa” các hoạt động Đoàn.

Tuy mặt tích cực, tính hiệu quả trong một số công tác Đoàn là có, song không khó nhận ra hoạt động của đoàn viên, thanh niên tại nhiều đơn vị, cơ sở na ná nhau, như tham gia tổ chức hoạt động thể thao, hội diễn văn nghệ, dã ngoại, cắm trại, nữ công gia chánh...

Nhưng đoàn viên, đặc biệt là đoàn viên trong bối cảnh xã hội hiện nay, đâu cứ phải chỉ có đá bóng và hát hò! Tôi cho rằng còn nhiều hoạt động thiết thực khác mà đoàn viên có thể tham gia, đặc biệt là tại các đơn vị Đoàn khối cơ quan.

Tôi lấy ví dụ trước kia tôi công tác tại một sở xây dựng, sinh hoạt trong một tổ chức Đoàn mà hầu hết đoàn viên đều là dân kỹ thuật. Tuy vậy, hoạt động Đoàn ở đây cũng không có gì đặc trưng so với những đơn vị khác: đoàn viên nam thì tham gia bóng chuyền, bóng đá trong khi đoàn viên nữ thì thi nấu ăn, cắm hoa...

Những đoàn viên nam không biết bóng đá, bóng chuyền hay đoàn viên nữ không biết cắm hoa thì đành chịu. Trong khi đó là dân kỹ thuật, có nghề trong tay (hầu hết là kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư...), họ - các đoàn viên - còn làm được nhiều hơn thế.

Các “đoàn viên chuyên nghiệp” ấy hoàn toàn có thể tham gia nhiều hoạt động khác vừa mang tính phong trào của Đoàn vừa gắn với nghề nghiệp rất thú vị, như thiết kế nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà vượt lũ cho vùng cửa sông ven biển, mô hình nhà ở nông thôn... theo phát động của Bộ Xây dựng và Hội Kiến trúc sư VN.

Đối với những đoàn viên thuộc khối đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động Đoàn vì thế càng phong phú hơn nữa. Cụ thể, khi địa phương tổ chức nhiều đợt “ra quân” vẽ bản vẽ bổ túc hồ sơ sở hữu nhà cho người dân và có thu phí theo quy định của Nhà nước, đoàn viên thuộc đơn vị sự nghiệp có thu hoàn toàn được phép tham gia.

Đây còn là một trong những hoạt động tạo nguồn thu cho quỹ Đoàn, để từ đó tổ chức Đoàn có thể tự chủ hơn trong hoạt động của mình mà không phải... đi “xin” tài trợ như hiện nay. Một hoạt động thiết thực và có ý nghĩa như vậy hoàn toàn nằm trong khả năng của Đoàn, song rất tiếc khi ấy vẫn không được thực hiện.

Có thể nói hoạt động Đoàn như nói trên là nghèo nàn, thiếu bản sắc, dấu ấn riêng. Mà việc thiếu bản sắc và dấu ấn riêng là một trong nhiều nguyên do khiến tổ chức Đoàn ở nhiều đơn vị chỉ hoạt động mang tính cầm chừng, không lôi kéo được những cá nhân có nhiệt huyết, có năng lực chuyên môn đặc thù.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Luôn tiếp lửa cho thế hệ trẻBắt đầu từ trường họcĐiều chỉnh lệch lạc, bồi bổ tâm hồnĐiều trị ngay bệnh vô cảm của một số bạn trẻNuôi lớn lý tưởng trong tim người trẻChờ những lá phiếu công tâmLàm cho người trẻ biết tự trọngHãy vi hànhQuan tâm việc học cho thanh niên nông thônBa ưu tiên của tôiĐịnh hướng giá trị sống cho giới trẻQuan tâm hàng đầu: công tác chi đoàn và cán bộNhìn thẳng thực trạng ở cơ sởHai việc cần làm ngayĐào tạo trợ lý thanh niên đúng chuẩnPhải dân chủ, không áp đặtĐừng chê “người xấu”4 việc làm thiết thựcChống bệnh hình thức trong ĐoànCơ sở Đoàn phải là nhà mở của thanh niênVực dậy phong trào Đoàn địa phươngVẫn đầy chất lửaLàm công tác Đoàn phải thiết thực, không hình thức

KTS LÊ CÔNG SĨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên