Phóng to |
Ông Nguyễn Thái Học |
Ông Nguyễn Thái Học, bí thư Huyện ủy Sông Hinh, cho biết:
- Sau hội thi, bảy cá nhân xuất sắc nhất ra ứng cử vào các vị trí chủ chốt của đoàn. Tuy nhiên, tại đại hội, hai cá nhân đã không đắc cử vào ban chấp hành nhiệm kỳ mới, trong đó có đồng chí dự kiến làm bí thư.
Từ phản ảnh của một số đại biểu, sau đại hội huyện ủy đã lập tổ công tác xác minh về một "cuộc vận động ngầm". Kết quả khẳng định: một số cán bộ huyện đoàn và ủy viên ban chấp hành nhiệm kỳ cũ đã tổ chức lôi kéo, vận động và thống nhất gạch bỏ các ứng cử viên dự kiến làm cán bộ đoàn chủ chốt. Hiện các cá nhân vi phạm đã kiểm điểm và chịu những hình thức kỷ luật. Đây là một chuyện buồn, một bài học sâu sắc về công tác cán bộ ở huyện miền núi chúng tôi.
* Cách làm mới thường phải đối đầu với thách thức?
- Đúng vậy. Cách làm này tuy trục trặc nhưng cũng có cái hay. Trước nay, đề án nhân sự do huyện đoàn chuẩn bị, thông qua huyện ủy, tỉnh đoàn rồi trình ra đại hội. Có khi huyện ủy "thông" mà không biết rõ phẩm chất, năng lực của các nhân sự. Hội thi "Nếu tôi là cán bộ Đoàn" thật ra là cuộc sát hạch giúp huyện ủy phần nào nhận rõ "chân tướng" của các ứng viên. Đây cũng là diễn đàn để người trẻ thẳng thắn bàn luận về những mặt tồn tại yếu kém và hiến kế giải pháp khắc phục. Từ đó, huyện ủy hiểu rõ hơn về thực trạng, những vấn đề nóng bỏng của thanh niên và tổ chức Đoàn, lãnh đạo tốt hơn công tác thanh niên.
* Theo ông, có nên áp dụng mô hình này?
- Sự nỗ lực nếu chỉ một chiều vẫn chưa đủ. Cách làm này chỉ phát huy tác dụng tích cực nếu như mỗi đại biểu nghiêm túc và vô tư trong việc phát huy quyền và trách nhiệm trong bầu cử. Nói thẳng ra, mô hình này cần một "chữ tâm" trong sáng của từng lá phiếu bầu trên tay đại biểu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận