03/03/2011 02:30 GMT+7

Hai việc cần làm ngay

BÙI QUÝ KHIÊM (Đồng Tháp)
BÙI QUÝ KHIÊM (Đồng Tháp)

TT - 2. Nâng chất công tác tình nguyện của thanh niênTuy có những đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, xã hội nước nhà, nhất là ở vùng sâu, vùng xa... nhưng phong trào tình nguyện (PTTN) của thanh niên (TN) vẫn còn một số bất cập cần phải giải quyết:

Fe8oPlil.jpgPhóng to
Tham gia hoạt động cộng đồng là một cách để bạn trẻ rèn luyện nhân cách và bản lĩnh. Trong ảnh: bác sĩ Đức Nhã, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), tham gia khám bệnh miễn phí tại Lào năm 2010 - Ảnh: MAI VINH

Hai việc cần làm ngay (kỳ trước)

- Thứ nhất, PTTN của TN còn mang tính phong trào. Thông thường các PTTN chỉ được tổ chức trong hè, sau đó hầu như chẳng có hoạt động gì khác trong thời gian còn lại.

- Thứ hai, PTTN của TN vẫn mang tính nghiệp dư:

* Người của Đoàn phụ trách PTTN là đúng nhưng vấn đề là phải thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn hiện nay.

* Chưa có sự kết hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp theo kiểu “binh chủng hợp thành”của quân đội mà chỉ độc lập “tác chiến” từng đơn vị nên hiệu quả chưa thật cao.

- Thứ ba, PTTN của TN hiện nay chưa chú ý phát huy vai trò tình nguyện tại chỗ. Các địa phương có tâm lý ỷ lại, chưa chú trọng phát huy tiềm lực tại chỗ của địa phương, đơn vị mình.

Nếu là Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, tôi sẽ nâng chất PTTN của TN theo hướng:

- Thứ nhất, duy trì PTTN của TN thường xuyên, liên tục, không nhất thiết chỉ thực hiện vào mùa hè. Xung quanh địa bàn trường đóng, thậm chí ngay trong ký túc xá SV không thiếu những việc thích hợp cho công tác tình nguyện. Việc tổ chức những PTTN quy mô nhỏ, thời gian ngắn, địa bàn gần (một buổi hoặc một ngày cuối tuần) để duy trì tính tình nguyện cho TN, lấy đó làm thao trường tập dượt cho những “chiến trường” của các chiến dịch lớn trong hè. Sắp xếp hợp lý thời gian sẽ ảnh hưởng không nhiều đến việc học của SV.

- Thứ hai, chuyên nghiệp hóa PTTN của TN:

* Thành lập bộ máy chuyên trách về PTTN của TN ở Trung ương Đoàn và tỉnh đoàn. Biên chế không nhất thiết đông nhưng phải tinh. Đây là đầu mối giúp Ban bí thư T.Ư Đoàn, Ban thường vụ tỉnh đoàn chỉ đạo PTTN của TN trong phạm vi cả nước hoặc một tỉnh; nắm bắt các yêu cầu hỗ trợ của địa phương để từ đó xác định quy mô, thời gian, lực lượng, kinh phí... cho PTTN của TN một cách hợp lý.

* Thành lập những đoàn công tác tình nguyện với cơ cấu tổ chức theo kiểu “binh chủng hợp thành” để “tác chiến” theo yêu cầu cụ thể của địa phương. Việc chuyên nghiệp hóa như vậy sẽ làm hiệu quả PTTN của TN tăng lên và cũng chính từ việc “tác chiến” trên những “chiến trường” phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo sẽ giúp SV rèn luyện tay nghề, sau này phục vụ tốt cho xã hội.

- Thứ ba, phát huy PTTN tại chỗ. Nếu tại các trường học có thể tổ chức những chiến dịch tình nguyện quy mô nhỏ, thời gian ngắn, địa bàn gần để rèn luyện bản lĩnh và kỹ năng cho TN, thì ở từng địa phương Đoàn TN hoàn toàn có thể thực hiện mô hình này theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) để giải quyết. Các đoàn công tác tình nguyện của TN đến địa phương một thời gian rồi sẽ rút đi, họ chỉ mang đến cái “cần câu” chứ không phải “xâu cá”.

BÙI QUÝ KHIÊM (Đồng Tháp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên