Mời dự thi "Tuổi Trẻ Online trong mắt bạn đọc"
Phóng to |
"Bài viết “Tưới dưa… kiểu tiết kiệm điện, nước” đăng trên TTO năm 2010 đã mang đến cho tôi một niềm tin mãnh liệt: tôi có thể làm báo" |
Tôi biết đến TTO vào năm 2010. Hồi đó, trường tôi có lập mấy phòng máy vi tính và cấp tài khoản cho sinh viên sử dụng. Lớp tôi có Cường làm thêm ở bộ phận trực phòng máy. Bởi vậy, mỗi lần vào ca trực, Cường nhắn tin cho tôi hay để vào dạy cho tôi tin học căn bản (môn mà tôi đang nợ).
Lúc này tôi cũng chưa biết nhiều đến báo mạng. Trước đó, năm 2009, báo Tuổi Trẻ có tổ chức cuộc thi “Tự hào sử Việt”, tôi có tham gia 1 bài dự thi ở phần câu đặc biệt và được đăng (bài “Người cảm tử quân đất miền Nam”, đăng ngày 28-12-2009). Hôm bài đăng, tôi mua mấy tờ báo tặng hết cho bạn bè. Đến khi Cường biết thì đã qua cả tuần rồi. Vậy là Cường tìm bài viết của tôi trên TTO để đọc. Tôi biết TTO cũng nhờ Cường.
Biết đến TTO thì tôi bắt đầu… ghiền. Trước đây, khi nào Cường trực tôi mới vào phòng máy để có thắc mắc gì hỏi nó cho đỡ quê. Bây giờ, khi nào rảnh là tôi vào phòng máy đọc TTO và nhiều báo khác cho đỡ tốn tiền, vì giá 1 giờ truy cập Internet ở mấy tiệm Internet gần nhà trọ của tôi là 3.000 đồng. Nhưng khổ nỗi trường quy định mỗi sinh viên chỉ được sử dụng máy tính 2 giờ/ngày nên nhiều khi tôi đọc báo chưa đã thì hết giờ.
Thời gian đầu tôi “hăng” vô trường lắm nhưng thấy phòng ít máy, nhiều bạn cần thực tập tin học mà mình ngồi lì đọc báo thì kỳ quá. Thế nên sau khi thi tin học xong thì tôi không vào trường nữa. Mỗi lần muốn đọc báo tôi ra mấy tiệm Internet ở gần nhà thuê máy, có khi 3-4 tiếng. Những ngày nghỉ tôi đều ra đó ngồi. Nhiều khi tôi nhịn cả ăn sáng để có tiền thỏa đam mê đọc báo.
Tính ra năm cuối đại học, TTO làm tôi tốn cũng bộn tiền. Mặc dù vậy, TTO mang đến cho tôi nhiều thứ. Nhờ theo dõi báo thường xuyên nên khi TTO phát động cuộc thi viết “Một giờ không điện” lần 2 để hưởng ứng Giờ Trái đất, tôi tìm ý tưởng tham gia ngay. Tôi giới thiệu cuộc thi với bạn bè nhưng ai cũng cười, bảo tôi là “ếch ngồi đáy giếng”.
Tụi nó nói cả triệu người xem TTO, tham gia cuộc thi chắc chẳng phải có mình tôi nên “mày đừng có mơ tưởng”. Tôi củng cố niềm tin rằng: “Mấy tháng trước tao có đăng 2 bài trên báo Tuổi Trẻ và đoạt 2 giải thưởng”. Tụi nó càng cười nhiều, cho rằng tôi ăn may. Bởi tôi là dân sư phạm lịch sử mà được đăng một bài về lịch sử thì có gì hay ho (bài “Người cảm tử quân đất miền Nam” của tôi đoạt giải nhất dành cho câu hỏi đặc biệt cuộc thi “Tự hào sử Việt”). Còn bài tham dự cuộc thi “Kể chuyện tiêu dùng hàng Việt” tôi được giải khuyến khích nhưng bài… không được đăng.
Tôi cũng không tin mình lắm nhưng nghĩ lại nếu mình bỏ cuộc vì những nhận định chủ quan thế này thì kỳ quá. Dù biết TTO chỉ chọn trao giải cho 10 bài viết hay nhất nhưng nếu bài của tôi được đăng là đã thành công rồi. Nếu tệ lắm thấy tên mình trong danh sách người tham dự cũng vui. Sau mấy ngày suy nghĩ, tôi viết bài “Tưới dưa… kiểu tiết kiệm điện, nước” và được TTO đăng ngày 20-3-2010.
TTO thân mến! Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi không biết phải diễn tả thế nào tình cảm của mình dành cho quý báo. Bởi TTO đã giúp tôi nhận biết năng lực bản thân, gián tiếp định hướng cho tôi một nghề đúng sở thích. Chúc TTO ngày càng có nhiều đổi mới, khẳng định uy tín trong lòng bạn đọc. Đó không chỉ là việc cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời mà còn gieo niềm hứng khởi cho những bạn trẻ đam mê nghề báo nhưng không được đào tạo bài bản như tôi ngày nào! |
Hôm bài được đăng, tôi vui quá hét toáng lên trong tiệm Internet. Ai cũng nhìn tôi cười, có người chửi tôi khùng. Đến khi TTO đăng kết quả 10 bài hay nhất trong đó có bài của tôi thì tôi đã bật khóc vì hạnh phúc. Lúc đó, tôi nghĩ rằng tôi đã chiến thắng chính mình, chiến thắng nỗi sợ hãi và có thể vượt qua những giới hạn của bản thân.
Đây là lần thứ ba tôi đoạt giải trên báo Tuổi Trẻ nhưng tôi thấy vui nhất vì nghĩ rằng mình đã chứng minh được năng lực thực sự. Thời điểm này, tôi đang đi thực tập nên nợ nần tứ tung. Hai triệu đồng nhận từ giải thưởng đã “giải cứu” tôi khỏi cảnh khốn khó.
Nhưng quan trọng hơn cả là bài viết“Tưới dưa… kiểu tiết kiệm điện, nước” đăng trên TTO mang đến cho tôi một niềm tin mãnh liệt: tôi có thể làm báo.
Thời gian đó, tôi đang đi thực tập nên thầy cô hướng dẫn nghe tôi có khiếu viết bèn khuyên theo nghề báo. Tôi thăm dò một số nơi thấy ngành mình học ra trường sẽ khó xin việc nên tôi rất băn khoăn.
Được sự động viên của thầy cô, tôi rất vui nhưng nhìn lại mình không có gì làm hành trang cả. Và thứ mà tôi có thời điểm đó là ba bài báo (tôi còn một bài viết về nỗi lo âu trước nguy cơ thất nghiệp, đăng trên báo Tuổi Trẻ ba ngày trước khi cuộc thi viết “Một giờ không điện” diễn ra). Tôi bước theo nghề báo với một suy nghĩ: nếu bài mình được đăng trên Tuổi Trẻ chứng tỏ mình cũng có năng lực, có thể làm báo. Bây giờ, có nhiều khi tôi tự hỏi sao xưa mình lại dám thay đổi cả con đường đi chỉ vì ba bài báo.
Và câu trả lời mà tôi rút ra rằng chính uy tín của báo Tuổi Trẻ nói chung và TTO nói riêng đã làm tôi vững tin vào chính mình. Nếu ngày xưa tôi nhụt chí vì mấy câu nói của bạn bè thì có lẽ giờ đây tôi đã làm một nghề khác…
Sau khi đoạt giải ở cuộc thi viết “Một giờ không điện”, tôi bắt đầu viết nhiều bài cộng tác cũng như tham dự một số cuộc thi khác do Tuổi Trẻ tổ chức. Những bài viết và giải thưởng tôi đạt được ở báo Tuổi Trẻ từ tháng 3 đến tháng 12-2010 đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trước khi xin vào báo Cần Thơ làm việc. Cho đến tận bây giờ, bài viết “Tưới dưa… kiểu tiết kiệm điện, nước” là bài duy nhất tôi viết cho TTO nhưng đó mãi là bài viết không thể nào quên trong cuộc đời tôi.
Ba năm qua, tôi đã viết hàng trăm bài báo nhưng bài viết “Tưới dưa… kiểu tiết kiệm điện, nước” mãi là điểm tựa khởi nguồn cho con đường tôi đi hôm nay. Mỗi lần khó khăn tôi luôn nhớ câu chuyện này để được tiếp thêm sức mạnh. Mỗi ngày tôi đều vào TTO như một thói quen mấy năm qua chưa bao giờ đứt quãng. Tôi muốn thấy chính mình ở đó. Bây giờ, đôi khi TTO còn giúp tôi có những ý tưởng cho công việc của mình.
Danh sách bạn đọc gửi bài dự thi ngày 15-11: Trong ngày 15-11, hạn chót nhận bài dự thi, BTC đã nhận được bài dự thi của các bạn đọc: Dương Đặng Hoàng Nam (Phú Yên), Trần Văn Tùng (Gia Lai), Đinh Thanh Bình (Long An), Huỳnh Ngọc Thành, Nguyễn Văn Hợi (Quảng Nam) Ngô Đình Sinh (Quảng Bình), Tần Mỵ Hùng, Nguyễn Nghĩa Vi Dân (Vũng Tàu), Phạm Xuân Dũng (Quảng Trị), Võ Thị Quyên, Trương Nhất Vương (Đắk Lắk), Nguyễn Tiến Đạt (Lâm Đồng); Trầm Thanh Tuấn (Trà Vinh), Nguyễn Thị Hà Dương, Đinh Hồng Quang, Dương Quỳnh Anh , Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thị Huyền (Hà Nội), Lư Thế Nhã (Bến Tre), Đàm Thị Xuân Uyên (Tiền Giang), Đỗ Thị Huỳnh Hoa, Phạm Ngọc Hòa, Nguyễn Phong Châu, Đoàn Thị Xuân, Bùi Nguyễn Nguyên Trang, Lê Thị Thắm, Chế Xuân Thân, Trần Vũ Em, Đặng Huỳnh Mai Anh, Trương Văn Trà, Trần Văn Hưng, Đỗ Thu Thảo (TP.HCM), Nguyễn Tùng Nghĩa, An Nguyen, Khánh Ly (không rõ địa chỉ). |
Cuộc thi "Tuổi Trẻ Online trong mắt bạn đọc" diễn ra từ 15-10 đến 15-11-2013 là dịp để bạn đọc sẻ chia những tình cảm - kỷ niệm; giải pháp - hiến kế cho Tuổi Trẻ Online cũng như có cơ hội nhận nhiều giải thưởng hấp dẫn. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 10 năm Tuổi Trẻ Online, cũng là cột mốc đánh dấu một thập kỷ báo Tuổi Trẻ tham gia mạng Internet với nhiều sản phẩm điện tử khác nhau. Có tất cả 12 giải thưởng, trong đó giải nhất thi hiến kế trị giá 7 triệu đồng, giải nhất thi viết chia sẻ kỷ niệm - cảm xúc trị giá 5 triệu đồng. Thông tin chi tiết cuộc thi có TẠI ĐÂY. * Danh sách các bạn đọc gửi bài dự thi từ 15-10 đến ngày 21-10 có thể xem TẠI ĐÂY. * Danh sách các bạn đọc gửi bài dự thi từ ngày 22-10 đến 29-10 có thể xem TẠI ĐÂY. * Danh sách bạn đọc gửi bài dự thi từ ngày 30-10 đến 8-11 có thể xem TẠI ĐÂY. * Danh sách bạn đọc gửi bài dự thi từ ngày 9-11 đến 12-11 có thể xem TẠI ĐÂY. * Danh sách bạn đọc gửi bài dự thi từ ngày 12 đến sáng 13-11 có thể xem TẠI ĐÂY. * Danh sách bạn đọc gửi bài dự thi từ ngày 13 đến sáng 14-11 có thể xem TẠI ĐÂY. * Danh sách bạn đọc gửi bài dự thi từ ngày 14 đến sáng 15-11 có thể xem TẠI ĐÂY. |
------------------------------------
* Các tin bài liên quan cuộc thi
TTO - trang chủ của tôi...Món quà của TTOHọc trò tôi cũng nhiệt tình "lướt" TTONhờ TTO, tôi giúp được người khácBạn đọc "chẩn bệnh" Tuổi Trẻ OnlineTTO tường thuật động đất "nhanh như điện"Tuổi Trẻ Online, "người thầy tiếng Việt" của tôiTừng chán TTO lắm nhưng không bỏ được!Vợ chồng tôi thường "mổ xẻ" Tuổi Trẻ online
Tuổi Trẻ Online: hãy gần gũi hơn, sâu sắc hơnTuổi Trẻ Online - người bạn thân thiết của chiến sĩ nhà giànTuổi Trẻ Online cảm xúc rất thậtTuổi Trẻ Online - nơi tôi gửi gắm niềm tinTôi ghiền nhiều chuyên mục của Tuổi Trẻ OnlineTuổi Trẻ Online giúp tôi vượt qua buồn đau (*)Mỗi tin bài gửi đến TTO là một niềm vuTuổi Trẻ Online: ba điểm cộng, ba điểm trừTôi nghiện TTO như người khác nghiện Facebook (*)Tuổi Trẻ Online: ba điểm cộng, ba điểm trừĐọc Tuổi Trẻ Online vì...yên tâmĐể vào Tuổi Trẻ Online như vào ngôi nhà của mìnhCuộc thi "Tuổi Trẻ Online trong mắt bạn đọc": rộn ràng kỷ niệmĐánh giá cao tinh thần tiếp thu của Tuổi Trẻ OnlineTuổi Trẻ Online ơi, nhanh hơn nữa nhé! (*)TTO hãy giúp chúng tôi thành “phóng viên bạn đọc”Những liều thuốc đắng gửi Tuổi Trẻ OnlineTTO giúp tôi đứng lên sau cú trượt đại học (*)Nhật ký năm tháng với Tuổi Trẻ OnlineCuộc thi "Tuổi Trẻ Online trong mắt bạn đọc": rộn ràng kỷ niệm“Tuổi Trẻ Online trong mắt bạn đọc”: 10 ngày nữa hết hạn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận