20/03/2010 19:00 GMT+7

Tưới dưa... kiểu tiết kiệm điện, nước

PHẠM VĂN TRUNG 




Mời tham dự cuộc thi viết ngắn 
PHẠM VĂN TRUNG  Mời tham dự cuộc thi viết ngắn "Một giờ không điện" lần 2

TTO - Trước khi chưa có điện người dân quê tôi thường gánh nước từng đôi để tưới dưa mỗi ngày. Công việc này kéo dài hầu như cả ngày bằng đôi vai và hai chiếc thùng vòi nặng trĩu. Đến khi điện về thì công việc có vẻ nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn còn lắm phiền phức và tốn kém.

Cuộc thi viết ngắn "Một giờ không điện" lần 2:

pslC6RLv.jpgPhóng to
Thiệp điện tử Giờ Trái đất của Tuổi Trẻ Online và demtrang.vn hưởng ứng chiến dịch năm 2010

Mỗi sáng, các hộ gia đình phải ăn cơm thật sớm để tưới dưa trước khi mặt trời mọc. Gia đình nào cũng đầu tư hàng trăm mét ống dẫn nước cho những cánh đồng dưa nhà mình. Đồng dưa càng lớn, đường ống càng dài vì chỉ có như vậy nước mới có thể bơm tới mọi nơi trên cánh đồng. Đầu tư đã tốn kém, đến khi tưới tiêu cũng chẳng an nhàn thêm chút đỉnh.

Ngoài một người cầm ống tưới vào từng gốc dưa thì nhà nào cũng cần 2-4 người phụ cầm đường ống. Bởi đường ống dài, kềnh càng, một người khó di chuyển được khắp ruộng dưa mà không làm gãy đổ những thân dưa mỏng yếu! Tuy nhiên, lượng nước tưới bằng ống dẫn trực tiếp đổ ra ngoài rất nhiều gây lãng phí lớn nước. Từ đây, nguồn điện tiêu hao cũng tăng và chi phí sản xuất lớn theo sự lãng phí là điều không thể nào tránh khỏi!

Đó là chuyện của hai năm về trước, giờ đây những đồng dưa quê tôi không còn cảnh cực nhọc và tốn kém đó nữa. Các rãnh chứa nước được phủ bạt và thiết kế song song với từng luống dưa đã khiến công việc tưới dưa mỗi ngày nhẹ nhàng hơn. Người dân chỉ cần bơm nước vào các rãnh và cứ thế mà múc nước để tưới. Họ cũng thiết kế những chiếc gàu bằng gáo dừa, có chiều dài phù hợp và chỉ việc đứng tưới từng gáo nước vào gốc dưa.

Phương pháp này đã tiết kiệm không những sức người, lượng nước và điện tiêu thụ mà còn chủ động được thời gian tưới tiêu trong ngày, góp phần cho công việc mau lẹ và đơn giản hơn nhiều so với trước đây. Có thể khái quát sự tiết kiệm này trong các mặt sau:

- Việc tưới tiêu không phụ thuộc số lượng người trong một lần tưới. Nếu số lượng càng đông công việc càng nhanh, còn không một mình vẫn có thể tưới nhẹ nhàng do không phải kéo đường ống đi xa.

- Không tốn nhiều tiền để đầu tư cho đường ống dẫn nước bởi các rãnh được thiết kế ăn thông với nhau. Chỉ tốn đường ống từ máy bơm đến đầu rãnh thứ nhất, khi nước được bơm vào một rãnh nước sẽ chảy đến khắp nơi trên đồng dưa trong thời gian ngắn nhất.

- Nguồn điện tiêu hao ít vì lượng nước bơm ra vừa với nhu cầu tưới. Người dân có thể bơm dự trữ vào các rãnh nếu biết trước sẽ cúp điện. Do đó, việc tưới tiêu không bị ảnh hưởng bởi nguồn điện bị cúp hay không cúp. Mặt khác, nếu trong quá trình tưới mà nước dư ra thì các rãnh được phủ bạt này sẽ giữ nước lại cho lần tưới sau.

- Nước được tưới trực tiếp lên cây dưa nhưng không gây gãy đổ như tưới trực tiếp bằng vòi. Không phải thiết kế thêm những lỗ chứa nước cạnh gốc dưa như khi dùng đường ống.

- Các tấm bạt cũng được thiết kế bao trùm lên cả luống dưa (chỉ chừa thân dưa) khiến cỏ không mọc lên được. Việc làm cỏ hầu như không có và nguồn nước xung quanh ít ô nhiễm do không sử dụng thuốc diệt cỏ thường xuyên như trước đây nữa.

Đó chính là cách tiết kiệm mới mà người trồng dưa quê tôi đang áp dụng rộng rãi trong công việc mùa màng của mình.

PHẠM VĂN TRUNG

Mời tham dự cuộc thi viết ngắn "Một giờ không điện" lần 2

Thử tưởng tượng một buổi tối không đèn để hòa mình cùng với trăng sao. Thử tưởng tượng bạn đang tận hưởng sự trong lành mát mẻ của đồng quê, của biển xanh cát vàng chứ không phải đang nhốt mình trong phòng lạnh. Và tạm ngưng những giờ miệt mài cập nhật thông tin trên Facebook, tạm nói lời chia tay với những nhân vật ảo trong các trò chơi trực tuyến, tắt những cửa sổ chat... để hòa mình trong đời sống thực cùng người thân, bạn bè...

Hơn thế nữa, hãy cùng suy nghĩ và có những hành động thiết thực, bằng những sáng kiến (cho dù bé nhỏ nhất) để Trái đất của chúng ta được có những giây phút nghỉ ngơi, để khí hậu toàn cầu không phải ấm lên, để những thảm họa thiên nhiên... được giảm thiểu.

Hãy gửi đến chúng tôi những bài viết ghi lại cảm nhận của bạn khi tận hưởng thiên nhiên, thoát khỏi những lệ thuộc mang tính thói quen "hiện đại - hại điện".

Hãy gửi đến chúng tôi những bài học, những cách thức mà bạn nghĩ có thể góp phần vào việc ngăn ngừa tình trạng sử dụng năng lượng lãng phí, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường... của mọi người...

* Thể lệ:

- Độ dài mỗi bài viết 500-600 chữ, viết bằng tiếng Việt có dấu. Mỗi bạn đọc có quyền gửi nhiều bài viết. Bài viết chưa từng được sử dụng trên bất cứ phương tiện nào.

- Bài dự thi xin gửi đến tto@tuoitre.com.vn, tiêu đề ghi Một giờ không điện. Email tham dự vui lòng ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, điện thoại (nếu có).

* Thời gian:

- Thời gian dự thi: từ ngày 12 đến hết ngày 27-3-2010

- Thời gian dự kiến tổng kết và phát giải: ngày 5-4-2010

• Giải thưởng:

- Bài được đăng có nhuận bút, 10 bài viết hay nhất sẽ nhận được quà tặng (mỗi phần quà trị giá 2.000.000 đồng) do báo Tuổi Trẻ Online trao tặng.

* Hộp thư:

- Danh sách gửi bài dự thi cho đến thời điểm 13g30 ngày 17-3-2010

- Danh sách gửi bài dự thi cho đến thời điểm 14g00 ngày 20-3-2010:

Nguyễn Thị Ánh Hồng, Nguyễn Minh Châu, Trần Văn Tám, Phạm Thị Hoàng Oanh, Phạm Chí Kiên, Lê Ngọc Tân, Lê Thanh Trúc, Ngọc Hà, Nguyễn Thị Hà Xuyên, Dương Văn Trường, Khúc Thị Vần, Nguyễn Trọng Nhiên, Phan Quốc Đạt, Nguyễn Tuấn Anh, Lợi Tiến, Nguyễn Văn Nhị, Đông Quỳ, Nguyễn Thị Bích Thảo, Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Minh Châu, Phạm Thị Ánh Dương, Phạm Thị Loan, Nguyễn Nhật Trà, Âu Thanh Thùy Dương, Đặng Nhật Ánh, Tường An, Nguyễn Hữu Khang, Dương Văn Minh Lộc, Nguyễn Thị Thảo Vy, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Trọng Nghĩa, Mai Thùy Quỳnh Tiên, Phạm Thị Oanh Kiều, Thái Hoàng, Đinh Năng, Hà Hoàng Hiếu, Nguyễn Văn Tám (TP.HCM)

Huỳnh Thị Huệ (Tiền Giang); Nguyễn Trường Vũ (Đồng Tháp); Như Cương, Nguyễn Thị Ngọc Phương (Kiên Giang); Thanh Vân, Thanh Thảo (Trà Vinh); Huỳnh Hồ Ngọc Hương, Phong Vân (Vĩnh Long); Đặng Triết Tuệ (Bến Tre); NJDAJSY (Long An); Phạm Văn Trung (Cần Thơ)

Lê Phạm Phương Lan, Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Văn Công (Đồng Nai); Nguyễn Thị Hồng Ngọc (Bình Dương); Sơn Khê, Phạm Lý Thành, Nguyễn Thị Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu); Ngô Phương Trang, Gia Cát Tường, Trần Thanh Phong (Tây Ninh); Ba Hưng (Đắk Lắk); Bùi Thị Minh Tâm (Lâm Đồng); Lý Nam (Bình Thuận); Nguyễn Thị Bích Thoa (Khánh Hòa); Đặng Duy Mẫn (Bình Định); Nguyễn Thị Hậu (Quảng Ngãi); Nguyễn Thành Giang (Quảng Nam);

Nguyễn Thành Duy, Phan Quốc Vinh, Đặng Tài, Nguyễn Đặng, Phan Thị Hòa (Thừa Thiên - Huế); Nguyễn Thành Nam (Quảng Trị); Nguyễn Thị Hoàn (Nghệ An); Trần Linh (Thanh Hóa); Trần Thị Thanh Giang , Trang_vo, Tạ Cự Đường, Hoàng Nghĩa, Lê Trọng Kim, Thái Anh, thuthuynbcn, Bách Hợp, Phạm Thanh Thúy (Hà Nội); Phạm Minh Giang (Thái Bình); Nguyễn Quang Vy (Bộ Công an); Đoàn Quỳnh, Lê Văn Vỵ, Phương Trang, Trần Thị Huế Anh, hatrungdung1982@ (không ghi địa chỉ)

PHẠM VĂN TRUNG  Mời tham dự cuộc thi viết ngắn "Một giờ không điện" lần 2
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên